Về năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại HCA đến năm 2020 (Trang 54 - 59)

2.3. Phân tích môi trƣờng bên trong của Công ty TNHH Tƣ vấn Xâydựng và

2.3.3. Về năng lực tài chính

Một đặc trƣng của ngành xây dựng là vốn bị đọng ở các công trình, dự án, hay nói cách khác, vòng quay của vốn chậm. Đặc điểm này dẫn đến thực tế là công ty phải có nguồn vốn dồi dào đủ để trang trải chi phí trong quá trình làm việc trƣớc khi công trình hoàn thành. Do vậy, năng lực tài chính là cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Giai đoạn 2011 – 2013 là những năm có nhiều biến động về kinh tế và có nhiều điểm không thuận lợi đối với các công ty xây dựng nói chung và đối với Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA nói riêng, đó là: lạm phát tăng trở lại, kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tín dụng bị thu hẹp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên, Công ty HCA cũng đã có những bƣớc phát triển đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm

ĐVT: 1.000 VND Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Số tuyệt đối Số tƣơng đối (+%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (+%) Doanh thu thuần 4.582.210 6.109.614 8.477.088 1.527.404 33 2.367.474 39

Tổng chi phí 3.665.768 4.276.730 6.357.816 610.962 17 2.081.086 49 Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay 916.442 1.832.884 2.119.272 916.442 100 286.388 16 Chi phí lãi vay 18.329 20.162 33.908 1.833 10 13.746 68 Lợi nhuận trƣớc thuế 898.113 1.812.722 2.085.364 914.609 102 272.642 15 Thuế 224.528 181.272 521.341 (43.256) (19) 340.069 188 Lợi nhuận sau thuế 673.585 1.631.450 1.564.023 957.865 142 (67.427) (4)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều biến động. Doanh thu thuần năm 2011 tƣơng đối thấp, nguyên nhân chung là do năm 2011 là năm kinh tế trì trệ, lạm phát tăng vọt, lãi suất tăng cao, các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chƣa phát huy hiệu quả...Tuy nhiên, sang năm 2012, con số này đã tăng 33% so với năm 2011, năm 2013 tăng 39% so với năm 2012, mang lại triển vọng mới cho công ty. Cùng với việc tăng doanh thu thì chi phí năm 2013 cũng gia tăng đáng kể so với năm 2012 (tăng 49%). Tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ việc kiểm soát chi phí của công ty chƣa tốt. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 có sự thay đổi, do công ty nhận đƣợc mức thuế suất ƣu đãi 10% đối với doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Do mức thuế giảm nên lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 142%) và năm 2013 giảm 4% so với năm 2012.

Để đánh giá tình hình tài chính của công ty, cẩn phải tính toán một số hệ số tài chính sau:

Số vòng quay các khoản phải thu: đƣợc sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn, khi đó các khoản phải thu quay đƣợc một vòng.

Vòng quay các khoản phải thu:

Bảng 2.5: Vòng quay các khoản phải thu

Năm 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 4.582.210 6.109.614 8.477.088

Các khoản phải thu 1.923.476 1.802.347 3.243.866

Vòng quay khoản phải thu 2,38 3,39 2,61

Kỳ thu tiền bình quân 151,12 106,19 137,93

Số vòng quay các khoản phải thu là 2,38 cho thấy năm 2011, các khoản phải thu luân chuyển 2,38 lần. Điều này có nghĩa là bình quân khoảng 151,12 ngày công ty mới thu hồi đƣợc nợ. Số vòng quay năm 2013 giảm so với năm 2012 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém hơn do số vốn bị chiếm dụng tăng. Công ty cần xem xét kỹ lƣỡng các khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.

Hệ số nợ trên tài sản: hệ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng vốn vay.

Bảng 2.6: Hệ số nợ trên tài sản

Năm 2011 2012 2012

Tổng nợ 5.252.824 5.418.701 7.487.937

Tổng tài sản 8.109.131 8.960.965 12.842.138

Hệ số nợ trên tài sản 0,65 0,60 0,58 Tổng nợ bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Tổng nợ trên tổng tài sản của công ty HCA năm 2011 là 0,65. Điều này cho thấy 65% tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng vốn vay. Năm 2012 là 60%, năm 2013 thấp hơn là 58%. Hệ số nợ trên vốn cổ phần: Bảng 2.7: Hệ số nợ trên vốn cổ phần Năm 2011 2012 2013 Nợ dài hạn 685.501 1.131.005 2.664.103 Tổng nợ 5.252.824 5.418.701 7.487.937 Vốn cổ phần 2.856.307 3.542.264 5.354.201 Hệ số nợ trên vốn cổ phần 1,84 1,53 1,39 Hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 0,24 0,32 0,49

Năm 2013, hệ số nợ trên vốn cổ phần của công ty là 1,39 cho thấy công ty đã sử dụng một lƣợng vốn vay đáng kể. Tuy nhiên, để thấy đƣợc mức độ tài trợ bằng vốn vay thƣờng xuyên thì cần phải xem xét hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Từ

việc tính toán trên cho thấy hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần thấp hơn nhiều so với tổng nợ trên vốn cổ phần. Điều này chứng tỏ đa phần nợ của công ty là nợ ngắn hạn. Công ty cần xem xét các khoản nợ để có kế hoạch trả nợ cụ thể.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu: chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:

Bảng 2.8: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Năm 2011 2012 2013

Lợi nhuận sau thuế 673.585 1.631.450 1.564.023

Doanh thu thuần 4.582.210 6.109.614 8.477.088

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 0,15 0,27 0,18 Năm 2011, 100 đồng doanh thu của công ty HCA chỉ tạo ra 15 đồng lợi nhuận do điều kiện kinh tế khó khăn, làm ăn kém hiệu quả. Năm 2012 đã tạo ra đƣợc 27 đồng lợi nhuận. Năm 2013, 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 18 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có tiến triển nhƣng chƣa đƣợc tốt lắm.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): chỉ số này đo lƣờng khả năng sinh

lợi trên một đồng vốn đầu tƣ vào công ty. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): đánh giá khả năng tạo lãi của một

đồng vốn mà nhà đầu tƣ bỏ ra để đầu tƣ vào công ty. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần:

Bảng 2.9: ROA và ROE

Năm 2011 2012 2013

Lợi nhuận sau thuế 673.585 1.631.450 1.564.023

Tổng tài sản 8.109.131 8.960.965 12.842.138

Vốn cổ phần 2.856.307 3.542.264 5.354.201

ROA 0,08 0,18 0,12

ROE 0,24 0,46 0,29

Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai hệ số này sẽ bằng nhau. Năm 2013, ROE là 0,29 trong khi ROA là 0,12 chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuếch đại đƣợc ROE cao hơn nhiều so với ROA.

Nhƣ vậy, qua đánh giá các chỉ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của công ty khá tốt, hoạt động kinh doanh tƣơng đối hiệu quả, chỉ có năm 2011 do ảnh hƣởng khó khăn chung của nền kinh tế nên có sự giảm sút. Sang đến năm 2012 và 2013, hoạt động kinh doanh đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, công ty cần xem xét thêm các vấn đề để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại HCA đến năm 2020 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)