Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN
4.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Tường qua KBNN Vĩnh Tường
4.1.1. Mục tiêu
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị thường xuyên được giao, hệ thống KBNN đã xác định và bám sát một số nhiệm vụ trọng tâm, góp phần cùng ngành Tài chính thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, KBNN tổ chức triển khai có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ mới được giao, bảo đảm hoạt động ổn định của hệ thống; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ để phù hợp xu hướng cải cách tài chính công và Chiến lược phát triển KBNN. Cụ thể, tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước được giao quản lý theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch, bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước. Ðồng thời, thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước với trọng tâm là xây dựng các báo cáo tài chính nhà nước, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình NSNN, tài chính, tình hình công nợ và tài sản của Nhà nước phục vụ công tác đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước của Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước.
Một vấn đề quan trọng khác, KBNN sẽ tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án công nghệ thông tin trọng điểm của hệ thống KBNN, lấy công nghệ thông tin làm bước đột phá trong hiện đại hóa và cải cách hoạt động; triển
khai đầy đủ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của KBNN cũng như phục vụ quản trị nội bộ; đồng thời, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng ngân sách và chủ đầu tư, bảo đảm toàn bộ các hoạt động của KBNN được thực hiện trên môi trường mạng máy tính, tiến tới hình thành kho bạc điện tử trong thời gian tới. Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ được giao đang được KBNN tiến hành đồng bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp theo chức năng, bảo đảm tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp, tác nghiệp giỏi; xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng nghiên cứu, phân tích, dự báo và hoạch định chính sách. Ngoài ra, còn tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, lấy chất lượng cao trong quản lý và phục vụ các đơn vị giao dịch là mục tiêu của KBNN; rà soát và hoàn thiện cơ chế, quy trình thủ tục trong thu, chi NSNN theo hướng đơn giản hóa và giảm thiểu thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, giảm chi phí thời gian và vật chất cho các đơn vị và cá nhân khi thực hiện giao dịch với KBNN.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nói trên và từ tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Tường cho thấy việc tăng cường hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Tường là hết sức quan trọng và cấp thiết.
4.1.2. Định hướng
Cùng với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và những đòi hỏi đổi mới không ngừng trong quản lý hành chính của đất nước, hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Tường nói riêng cũng phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một công việc phức tạp, nó động chạm đến nhiều đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành, nên làm tốt hay không điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý quỹ NSNN. Việc đổi mới, hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhằm theo các định hướng sau:
-Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn của ngành dọc cấp trên nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
-Quy trình, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải hướng đến tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch. Vừa đảm bảo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách, vừa đảm bảo các yêu cầu về quản lý NSNN
-Về hình thức thanh toán chi trả: hình thức thanh toán bằng Lệnh chi tiền chỉ đơn thuận là là lệnh chuyển tiền từ quỹ NSNN sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng ngân sách có nhu cầu sử dụng. Khi ấy nghiệp vụ thanh toán, chi trả mới phát sinh, tức là có khoảng thời gian tiền đã xuất ra ngoài KBNN nhưng vẫn nằm chờ trên tài khoản đơn vị thụ hưởng làm phân tán vốn và yếu đi khả năng thanh toán của ngân sách.
-Hệ thống hóa các chế độ, định mức là cần thiết vì nó giúp các cơ quan, cá nhân có cái nhìn tổng quát đối với tiêu chuẩn, định mức hiện hành đồng thời phát hiện mâu thuẫn, chồng chéo, lỗi thời cũng như lỗ hổng của chúng. Nên giao nhiệm vụ hệ thống hóa cho cơ quan Tài chính đảm nhiệm vì hầu hết các chế định, định mức chi tiêu được ban hành đều có sự tham gia của cơ quan tài chính.
-Trên lĩnh vực quản lý chi NSNN, KBNN chủ trì xây dựng và trình Bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi qua KBNN. Khi thực hiện, quản lý cam kết chi sẽ là cơ sở để thực hiện kế toán dồn tích và hỗ trợ cho việc lập dự toán ngân sách trung hạn của cơ quan Tài chính các cấp, các bộ, ngành, địa phương thông qua việc quản lý các hợp đồng nhiều năm. Đồng thời, xét trên phương diện quản lý, cam kết chi cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm soát chi tiêu của các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng thanh toán, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính không chỉ đối với các cơ quan tài chính, KBNN mà còn đối với các đơn vị dự toán và chủ đầu tư.