Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 49)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường và KBNN

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Vĩnh Tường

Ngày 7-10-1995, Chính phủ ra Nghị định 63 NĐ-CP tách Vĩnh Lạc thành hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Từ 01- 01-1996, huyện Vĩnh Tường đi vào hoạt động huyện Vĩnh Tường có 26 xã và 3 thị trấn. Đó là: thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng và 26 xã là: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao, Đại Đồng, Tân Tiến, Lũng Hòa, Cao Đại, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Tân Cương, Phú Thịnh, Thượng Trưng, Vũ Di, Lý Nhân, Tuân Chính, Vân Xuân, Tam Phúc, Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Vĩnh Ninh. Đảng bộ huyện Vĩnh Tường nhanh chóng đi vào toàn bộ máy, tổ chức sắp xếp cán bộ, ổn định tình hình thực hiện tất các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội.

Về vị trí địa lý: Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); đông giáp huyện Yên Lạc.

Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên…Huyện có 9 tìm đường Quốc lộ 2A và 14 km đường Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); về đường sông

có hai cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và xã Cao Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hưng, Đồng Sóc và cụm KT-XH Tân Tiến đang được triển khai; có Đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai…Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng lân cận:

Về địa hình: Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả 3 bề bắc - tây - nam, địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt…

Vùng đồng bằng phù sa cổ: ở các xã phía bắc và một phần phía tây bắc huyện. Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu thổ lớn đất màu mỡ ở đây tương đối mỏng, đa số đã bạc màu. Địa hình không bằng phẳng, ruộng cao xen ruộng thấp làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn.

Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy: chạy

dọc suốt một dải phía bắc, tây bắc và phía tây của huyện. Đất ở đây màu mỡ do hàng năm được phù sa của các con sông bồi đắp tạo nên một vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau màu khác.

Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê: nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài xuống phía nam, giáp huyện Yên Lạc. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết thuỷ lợi, tạo điều kiện để nhân dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.

Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng huyện Vĩnh Tường có ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở huyện Vĩnh Tường hiện nay.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường

Từ năm 2010 đến nay phát huy được lợi thế về vi ̣ trí đi ̣a lý, cũng như thực hiê ̣n chính sách phát triển kinh tế đồng bô ̣ trong đó có phân phối chi NSNN, phù hơ ̣p, nhất là thu hút đầu tư....Vĩnh Tường đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả tỉnh, cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Theo xu thế chung phát triển kinh tế của toàn tỉnh Vĩnh phúc, huyện Vĩnh tường đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp - thuỷ sản. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch các vùng bãi, vùng thiếu nước để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa; đồng thời chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong 5 năm qua nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 14,7%/ năm, trong đó tỷ trọng nông nghiệp của huyện giảm mạnh từ 75,3% xuống còn 22,03%; công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 10,4% lên 47,63% và dịch vụ tăng từ 14,3% lên 30,34%. Diện mạo đô thị và nông thôn của Vĩnh Tường đổi thay rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) ước đạt 10.037 tỷ đồng, tăng 12,87% so cùng kỳ. Trong đó: giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 1.799 tỷ đồng, giảm 0.28% so cùng kỳ; giá trị ngành công nghiệp và xây dựng ước đạt 5.071 tỷ đồng, tăng 23,62% so cùng kỳ; ngành thương mại và dịch vụ giá trị sản xuất ước đạt 3.167 tỷ đồng, tăng 6,03% so cùng kỳ.

Huyện Vĩnh Tường xác định việc phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao (phát huy truyền thống hiếu học của huyện Vĩnh Tường) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lao động của Tỉnh và của Vùng.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội tiếp thu văn hóa hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy. Toàn huyện hiện có 155 di tích, trong đó 18 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 33 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích, lễ hội dân gian truyền thống đều được bảo tồn, các di tích lịch sử văn hoá được tăng cường kiểm tra, hướng dẫn quản lý, bảo quản, chống xuống cấp kịp thời. Nhiều di tích được nhân dân đóng góp xây dựng với số vốn lớn như chùa Tùng Vân (Thổ Tang) gần 5 tỷ đồng, chùa Vân Ô (Vân Xuân) hơn 3 tỷ đồng, chùa Hoà Lạc (Tân Cương) hơn 20 tỷ…

Nền kinh tế phát triển, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện để Vĩnh Tường chuyển đổi cơ cấu lao động trong các ngành, nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Vĩnh Tường là một huyện đồng bằng với dân số đông, với 114.946/204.242 người trong độ tuổi lao động. Để giải quyết việc làm cho người dân, nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, đào tạo, giải quyết việc làm được Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường ban hành như Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc,.... Các hoạt động tuyên truyền về chính sách giải quyết việc làm được huyện Vĩnh Tường quan tâm. Năm 2016, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm huyện phối hợp với các doanh

nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức tư vấn giới thiệu, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm mới cho 2.761 lao động (đạt 98,6 % kế hoạch). Trong đó lao động xuất khẩu là 318 lao động,...

Cùng với đó, những chính sách hỗ trợ lao động học nghề, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ vay vốn sẽ góp phần tích cực giải quyết lao động việc làm cho người dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt, với những dự án phát triển kinh tế - xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện sẽ góp phần chuyển đổi mạnh cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ, thương mại, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)