Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 106 - 107)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

4.2.8. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ KBNN

Các đơn vị sử dụng NSNN ngày càng được phân cấp nhiều trong việc quyết định chi tiêu NSNN. Tuy nhiên, quyền hạn chưa đi đôi với ý thức và trách nhiệm nên việc chấp hành chính sách chế độ quy định của các đơn vị nói chung chưa được tốt, việc chi sai chế độ vẫn xảy ra, gây lãng phí tiền và tài sản của nhà nước. Trước thực tế đó, KBNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính tin tưởng giao thêm nhiệm vụ mới đó là thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhằm giám sát hiệu quả hoạt động chi tiêu NSNN, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.

Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục duy trì nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trong hệ thống KBNN, CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra còn phải tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng NSNN có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của KBNN. Theo số liệu thống kê tại thời điểm ngày 31/5/2015, số lượng đơn vị giao dịch qua hệ thống KBNN khoảng 118.123 đơn vị với khoảng 422.352 tài khoản; và khoảng 171.458 dự án đầu tư đang thực hiện kiểm soát chi qua KBNN. Có thể thấy, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và đòi hỏi cao về trình độ năng lực công chức, về trách nhiệm thực thi công vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phép kho bạc kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đó cũng là điều kiện tốt để cán bộ nâng cao chất lượng kiểm soát chi. Đồng thời, những

sơ hở, bất cập trong các văn bản, chế độ cũng được phát hiện để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Không những thế, công tác thanh kiểm tra đã thực sự giúp cho lãnh đạo các cấp nhìn nhận đúng thực trạng công tác quản lý, điều hành của mình, cũng như việc chấp hành quy trình cải cách thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu về công tác công khai minh bạch và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó đưa ra các quyết định một cách kịp thời chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)