Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với KBNN trung ương
Trong công tác triển khai thực hiện giao dịch một cửa, đề nghị KBNN trung ương cần nghiên cứu, tham khảo từ những kết quả thực tế của quá trình thực hiện ông tác này để ban hành một quy trình giao dịch một cửa thực sự có hiệu quả và đặc biệt thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, tránh những thủ tục rườm rà ảnh hưởng đến hời gian thanh toán nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và kiểm soát đầy đủ.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống TABMIS được triển khai thành công, các văn bản chế độ vì thế cũng phải thay đổi để phù hợp với hệ thống, điều đó đòi hỏi KBNN trung ương cần nhanh chóng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và các văn bản hướng dẫn kịp thời để KBNN Vĩnh Tường cũng như các KBNN cấp huyện khác đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng.
Hệ thống hóa một cách có khoa học các văn bản liên quan đến từng lĩnh vực chi tiêu NSNN từ đó hình thành một thư viện điện tử riêng để KBNN địa phương có nguồn thông tin để tra cứu, tham khảo một cách thuận tiện và đầy đủ nhất. Hình thành một trang thông tin trả lời trực tuyến các vướng mắc liên quan đến quá trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
4.3.3. Kiến nghị với chính quyền, các cơ quan chức năng huyện Vĩnh Tường
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN được phân cấp một cách nhanh chóng và không trái với các quy định của cơ quan chức năng cấp trên. Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NSNN đến tất cả các ĐVSDNS.
Chỉ đạo các ĐVSDNS thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quy định về chi tiêu NSNN, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán qua thẻ ATM. Có các biện pháp tác động bên phía Ngân hàng mở rộng mạng lưới máy ATM để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và dần hình thành thói quen không giữ tiền mặt.
KẾT LUẬN
Kiểm soát chi thường xuyên NSN qua KBNN là một trong những nội dung quan trọng nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế quản lý vốn NSNN công khai, minh bạch góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để phát triển đất nước. Mặc dù vấn đề kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một vấn đề không phải là mới, nhưng phức tạp có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến địa phương. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã giải quyết cơ bản các yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung:
1. Hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSSN qua KBNN và vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán các khoản chi từ NSNN.
2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Vĩnh Tường từ năm 2012 đến 2016; những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
3. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSN qua KBNN huyện Vĩnh Tường hiện nay.
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luận văn đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất những vấn đề mang tính định hướng; những vấn đề cụ thể về hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN; những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó có biện pháp để giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN hiện nay, đảm bảo kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất.
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp. Nội dung của luận văn mà tác giả trình bày không thể đưa ra mọi giải đáp cho tất cả các câu hỏi về hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Tuy vậy, đó là sự hệ thống hoá những quan điểm, mục tiêu, giải pháp cũng như những điều kiện với hy vọng góp phần hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN của KBNN huyện Vĩnh Tường trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện (quyển 1,2), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội;
2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính;
4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC;
5. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành NSNN;
6. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN;
8. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 79/2003/TT- BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các kiểm soát chi NSNN qua KBNN;
10. Bộ tài chính (2016), Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
11. Bộ tài chính (2016), Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 161/2012/TT-BTC;
12. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;
13. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
14. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
15. Chính phủ (2007), Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007, phê duyệt chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.
16. Chính phủ (2008), Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.
17. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
18. Chính phủ (2013), Nghị định số 117/NĐ- CP ngày 07/10/2013, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 130/2005/NĐ - CP;
19. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
20. Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
21. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội;
22. KBNN Vĩnh Tường, Báo cáo chi Ngân sách Nhà nước các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 ; Báo cáo kiểm soát chi NSNN các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
23. Kho Bạc Nhà nước (2005), Bồi dưỡng nghiệp vụ Kho Bạc Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính;
24. Kho bạc Nhà nước (2009), Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009, ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
25. Kho Bạc Nhà nước (2013), Công văn 388/KBNN-KTNN ngày 01/03/2013, hướng dẫn Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS);
26. Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/2/2013, ban hành một số quy trình nghiệp vụ Kế toán nhà nước trong điều kiện áp dụng (TABMIS).
27. Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, Công ty In Tài chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC Phiếu điều tra
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Chúng tôi rất mong các Anh (Chị) cung cấp một số thông tin dưới đây:
1. Vị trí công tác:
Trưởng phòng, cấp trên và cấp tương đương
Công chức, viên chức
Khác 2. Đơn vị công tác
Kho bạc Nhà nước Vĩnh Tường Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
Đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm
khối ngân sách xã trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
3. Số năm công tác:
Dưới 5 năm Từ 5 năm đến 10 năm
Từ 10 đến 15 năm Trên 20 năm 4. Trình độ học vấn:
Trên đại học Đại học
PHẦN 2: PHẦN ĐÁNH GIÁ
Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh (Chị) về mức độ đồng ý đối với mỗi phát biểu dưới đây.
Xin đánh dấu « X » vào cột phù hợp theo quy ước :
1 2 3 4 5
Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý
Hệ thống cơ sở pháp lý về kiểm soát chi NSNN 1 2 3 4 5
1. Các văn bản quy định về việc kiểm soát chi NSNN do Nhà nước ban hành là phù hợp, minh bạch với từng hoạt động phát sinh chi NSNN.
2. Có sự chỉ đạo đồng bộ, nhất quán về kiểm soát chi
NSNN giữa KBNN, phòng tài chính.
3. Thủ tục và quy trình chi NSNN nhanh, gọn, hiệu quả.
Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm
công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN 1 2 3 4 5
1.Tôi không bị gây phiền hà, khó dễ khi đơn vị đến
KBNN thanh toán các khoản chi của mình.
2.Có sự hợp lý, khoa học trong cách thức tổ chức bộ máy nhân sự phát huy được tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên.
3. Có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ, nhất quán từ trên
xuống dưới giữa KBNN, cơ quan.
chức trách, nhiệm vụ chi NSNN.
Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc áp
dụng công nghệ thông tin 1 2 3 4 5
1. Trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc
chuyên môn là nhanh, gọn, đầy đủ, hiện đại.
2. Thời gian thực hiện các giao dịch chi NSNN nhanh
chóng, an toàn, đáng tin cậy.
3. Có nhiều thông tin bổ ích trên cơ sở dữ liệu dung
chung, trên cổng thông tin điện tử của KBNN.
4. Các chương trình ứng dụng về chi thanh toán điện
tử qua KBNN được nâng cấp liên tục.
Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị
sử dụng ngân sách 1 2 3 4 5
1. Tôi tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về
việc chi NSNN qua KBNN
2. Tôi hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân
sách khi thanh toán qua KBNN
3. Tôi biết các văn bản pháp luật liên quan đến chi