Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 86)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

* Bộ máy thực hiện công tác kiểm soát chi

Lực lượng cán bộ nghiệp vụ KBNN nói chung, trong đó đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng còn hạn chế bởi kiến thức, tư duy, lề lối làm việc cũ, chưa theo kịp yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Số lượng cán bộ không nhiều trong khi số đơn vị giao dịch tại KBNN có xu hướng tăng, khối lượng chi ngày càng lớn, tính chất các khoản chi ngày một đa dạng và phức tạp hơn, mặt khác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN là nhiệm vụ phức tạp do mỗi đơn vị sử dụng NSNN lại có những đặc thù riêng theo từng lĩnh vực vì vậy hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN chưa cao còn mang tính hình thức.

Theo số liệu của Kho bạc nhà nước huyện Vĩnh Tường, hiện nay trên toàn huyện gồm 02 tổ nghiệp vụ: tổ Tổng hợp - Hành chính và tổ Kế toán nhà nước. Phụ trách các Tổ có Tổ trưởng riêng Tổ Kế toán có Tổ Phó nhận nhiệm vụ ký Ủy quyền Kế toán trưởng trong đó: 12 cán bộ viên chức làm việc tại các phòng ban; Hầu hết cán bộ làm công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại huyện Vĩnh Tường đều có trình độ Đại học. (92,4% Đại học; 7,6% trình độ Trung cấp); 13,23% cán bộ có thâm niên trong ngành từ 5 năm trở nên; 40,31% có thâm niên trong ngành từ 3 đến 5 năm; 46,46% cán bộ mới tham gia kiểm soát chi ngân sách dưới 3 năm.

Bảng 3.6. Đánh giá của các đơn vị điều tra về năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

1 2 3 4 5

1.Tôi không bị gây phiền hà, khó dễ khi đơn vị

đến KBNN thanh toán các khoản chi của mình. 04 02 11 37 45 2.Có sự hợp lý, khoa học trong cách thức tổ

chức bộ máy nhân sự phát huy được tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên.

04 05 6 33 51 3. Có sự chủ động và tự chủ trong cách thức

thực hiện chức trách, nhiệm vụ chi NSNN. 02 05 08 37 47

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong đó: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không ý kiến; 4 – Đồng ý; 5- Rất đồng ý. Khi điều tra năng lực kiểm soát chi của các cán bộ tại KBNN huyện Vĩnh Tường có 82/99 đơn vị đánh giá đồng ý và rất đồng ý trong quá trình làm việc cán bộ không gây phiền hà, khó dể. Ngoài ra có 84/99 đơn vị đánh giá đồng ý và rất đồng ý về sự sắp xếp, tổ chức bộ máy nhân sự tại KBNN huyện Vĩnh Tường.

* Trình độ, ý thức của cán bộ kế toán

Năng lực, trình độ của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu. Đặc biệt là trình độ của một số cán bộ cấp xã còn có nhiều yếu kém. Theo số liệu điều tra của KBNN huyện Vĩnh Tường thì trình độ chuyên môn của cán bộ công chức công tác của các đơn vị sử dụng NSNN ở các cơ quan hành chính nhà nước được giao nhiệm vụ làm công tác Kế toán còn hạn chế 34% cán bộ có trình độ trung cấp; 66% có thời gian công tác trong ngành dưới 3 năm nên thiếu kinh nghiệm, Sự hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến hạn chế từ khâu lập dự toán đến hoàn thiện hồ sơ, chứng từ chi tiêu tại đơn vị không đúng với quy định của Nhà nước vì vậy khi thanh toán qua KBNN Cán bộ kiểm soát chi rất vất vả hướng dẫn, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm soát chi NS qua KBNN.

* Cơ sở vật chất

Trong những năm qua hệ thống KBNN luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi qua KBNN. Đặc biệt năm 2012 thực hiện Dự án cải cách quản lý tài chính công, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS) trên toàn quốc. Tại huyện Vĩnh Tường đã bắt đầu triển khai từ năm 2010 và đi vào thực hiê ̣n chính thức từ đầu năm 2012. Hiện nay hệ thống TABMIS đang được triển khai trên toàn tỉnh, hệ thố ng đang được dần hoàn thiện và phục vụ thiết thực trong quá trình kiểm soát chi. Tuy nhiên qua quá trình khai thác vận hành có nhiều điểm mà chương trình chưa đáp ứng được như: thời gian để kết xuất được báo cáo, số liệu tổng hợp phục vụ cho công tác kiểm soát chi rất chậm, hay sảy ra tình trạng nghẽn hệ thống do số lượng người khai thác nhiều cũng một thời điểm. Hệ thống đang trong quá trình hoàn thiện nên hiện nay chương trình chưa kiểm soát được số dư tồn quỹ, chưa theo dõi được các khoản chi thường xuyên NSNN của ĐVSDNS có vượt dự toán được cấp cho nội dung đó hay không mà KBNN phải theo dõi bằng tay và công nghệ thông tin chưa hỗ trợ

trong việc kiểm tra mẫu dấu chữ ký điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi cả về thời gian cũng như tính chính xác của khoản chi.

Bảng 3.7. Đánh giá của các đơn vị điều tra về cơ sở vật chất tại KBNN huyện Vĩnh Tường

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

1 2 3 4 5

1. Trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc

chuyên môn là nhanh, gọn, đầy đủ, hiện đại. 10 05 11 27 46 2. Thời gian thực hiện các giao dịch chi NSNN

nhanh chóng, an toàn, đáng tin cậy. 02 08 07 36 46 3. Có nhiều thông tin bổ ích trên cơ sở dữ liệu

dung chung, trên cổng thông tin điện tử của KBNN. 11 25 04 33 36 4. Các chương trình ứng dụng về chi thanh toán

điện tử qua KBNN được nâng cấp liên tục. 10 25 05 36 23

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong đó: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không ý kiến; 4 – Đồng ý; 5- Rất đồng ý. Khi điều tra về cơ sở vật chất có 73/99 đơn vị đánh giá đồng ý và rất đồng ý trang thiết bị phục vụ nhánh gọn, đấy đủ. Khi được hỏi về thời gian giao dịch nhanh chóng, an toàn, đáng tin cậy chỉ có 10/99 không đồng ý. Khi được hỏi về thông tin trên trang chủ của KBNN huyện Vĩnh Tường và các chương trình ứng dụng về chi thanh toán điện tử có 69/99 đơn vị đồng ý và rất đồng ý.

3.4. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 86)