Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp:
Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm: các sơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện Vĩnh Tường, của Kho Bạc Nhà nước, sở Tài chính, sở kế hoạch đầu tư,... về các vấn đề liên quan đến đề tài như NSNN, chi NSNN, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số liệu sơ cấp:
Dựa trên công tác điều tra thực tế chứng từ chi ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. KBNN Vĩnh Tường mở tài khoản dự toán cho 167 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Như vậy tổng mẫu điều tra là 167 đơn vị, ta áp dụng việc điều tra mẫu ngẫu nhiên phân theo nhóm:
- Nhóm thứ nhất: các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như bệnh viện, trường học… với tổng số 102 đơn vị
- Nhóm thứ hai: các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm như ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường, phòng tài chính, phòng văn hóa ,… với tổng số 36 đơn vị.
- Nhóm thứ ba: 29 thị trấn, xã thuộc khối ngân sách xã trên địa bàn huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu
e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Như vậy, với nhóm thứ nhất ta sẽ điều tra:
n= 102/(1+102*0,12) = 50,5 làm tròn số 51 đơn vị
nhóm thứ 2: n= 36/(1+36*0.12) = 26.47 làm tròn 26 đơn vị nhóm thứ 3: n= 29/(1+29*0.12) = 22,48 làm tròn 22 đơn vị
Như vậy tổng số phiếu phát ra và thu về là 99 phiếu. Tác giả tiến hành điều tra theo bảng mẫu các câu hỏi với thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ 2012-2016.
Xây dựng mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra được tác giả xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo trực tiếp làm công tác quản lý điều hành NSNN lâu năm bao gồm nội dung sau: thông tin cá nhân; Phân cấp quản lý và sử dụng NSNN; Hệ thống các văn bản pháp luật chung của Nhà nước về kiểm soát chi NSNN; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ; Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc chấp hành chi NSNN và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Mẫu phiếu điều tra với các thang đo câu hỏi: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến, 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi được thu thập, tác giả tiến hành thống kê, phân loại thông tin theo từng mức độ. Sau đó được phân loại, đánh giá theo các phương pháp sau: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích kinh tế.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tại KBNN Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2012-2016.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu về sự biến động của các chi tiêu cần nghiên cứu. Số liệu sau khi được tổng hợp tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa các năm; từ đó chỉ ra được nguyên nhân biến động của chỉ tiêu, đồng thời đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về hiệu quả hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2012-2016.
Từ những nhận xét, đánh giá đó đưa ra được thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN có những khó khăn, thuận lợi gì.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích kinh tế
Số liệu sau khi được thu thập, tiến hành phân tổ theo các tiêu chí của từng nội dung khoản chi,theo từng nhóm chi,theo Mục lục ngân sách nhà nước theo từng năm. Từ đó phân tích số liệu bằng cách so sánh tỷ lệ % của từng năm giai đoạn từ 2012-2016 với tổng các năm.