Nhân yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên

3.3.1. Nhân yếu tố khách quan

* Trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự ổn định chính trị và ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước

Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Qui mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi. Trình độ phát triển kinh

tế, xã hội càng cao thì nguồn thu cho NSNN càng lớn. Vì thế trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế KSC.

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2012-2016

Nguồn:Báo cáo kinh tế của Bộ Tài Chính

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước là phải có sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia, sự ổn định kinh tế vĩ mô. Có ổn định về chính trị thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới đạt được và các nhà đầu tư từ mọi nơi trong và ngoài nước mới đưa vốn và kỹ thuật, công nghệ vào nước ta để kinh doanh và làm ăn lâu dài. Như thế, chúng ta mới phát triển được kinh tế, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN. Kinh tế vĩ mô ổn định thì các chính sách, chế độ mới ổn định, từ đó có cơ sở cho sự ổn định của các biện pháp KSC của nhà nước.

* Hệ thống các văn bản pháp lý.

Trong thời gian gần đây Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý chi thường xuyên, nhờ đó việc quản lý, kiểm soát thanh toán chi thường xuyên đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, Quy chế quản lý chi thường xuyên cùng các văn bản hướng dẫn chính sách chế độ hướng dẫn thực hiện quy chế của các bộ ngành vẫn còn bất cập, chậm được ban hành. Thời gian vừa qua

cơ chế quản lý chi thường xuyên luôn thay đổi, bình quân khoảng 3 năm một lần. Cơ chế, chính sách cần có tầm chiến lược lâu dài, ổn định và nhất là phải có tính kế thừa, nhưng cách xây dựng và ban hành vừa qua luôn thể thiện sự bất ổn.

Bảng 3.4 Đánh giá của các đối tượng điều tra về hệ thống cơ sở pháp lý đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

1 2 3 4 5

1. Các văn bản quy định về việc kiểm soát chi NSNN do Nhà nước ban hành là phù hợp, minh bạch với từng hoạt động phát sinh chi NSNN.

- 18 24 33 24 2. Có sự chỉ đạo đồng bộ, nhất quán về kiểm

soát chi NSNN giữa KBNN, phòng tài chính. 10 11 15 36 27 3. Thủ tục và quy trình chi NSNN nhanh,

gọn, hiệu quả. 14 15 10 28 32

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong đó: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không ý kiến; 4 – Đồng ý; 5- Rất đồng ý. Theo như đánh giá của các đối tượng điều tra về hệ thống cơ pháp lý của nhà nước khi được hỏi về sự phù hợp của các văn bản có 18/99 đơn vị sử dụng ngân sách chiếm tỷ lệ 18,18% cho rằng các văn bản pháp lý chưa thực sự phù, chưa thực sự minh bạch trong quá trình kiểm soát chi. Khi được hỏi về sự chỉ đạo thống nhất các phòng ban trong công tác kiểm soát chi; thủ tục và quy trình chi NSNN có tới có trên 50% số đơn vị được hỏi đồng ý và rất đồng ý.

* Năng lực kiểm soát, điều hành dự toán của các cấp chính quyền

Theo Luật NSNN hiện nay, Quốc hội quyết nghị dự toán NSTW và trợ cấp cho ngân sách địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị dự toán

ngân sách cấp mình và trợ cấp cho ngân sách cấp dưới. Tương tự như vậy đối với ngân sách cấp huyện.... Bộ Tài chính căn cứ vào quyết nghị của Quốc hội ra quyết định giao dự toán chi NSNN cho các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương và trợ cấp cho các địa phương. UBND tỉnh căn cứ vào quyết nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh giao dự toán cho các Sở, Ban, ngành và trợ cấp cho ngân sách quận, huyện, tương tự như vậy đối với ngân sách cấp quận, huyện, thành thị... Các đơn vị sử dụng NSNN có Quyết định giao dự toán mới được sử dụng kinh phí, và KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi phần kinh phí được giao này. Năng lực kiểm soát, điều hành dự toán của các cấp chính quyền và các cấp kiểm soát NSNN sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Thông qua dự toán NSNN, đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ, chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị. Điều này có nghĩa dự toán phải bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách, nội dung chi và mức chi phải phù hợp với thực tế.

* Cơ chế quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách

Trình độ quản lý tài chính của thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong thực tế thủ trưởng các đơn vị thường tập trung vào công tác chuyên môn theo lĩnh vực, ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu các chế độ văn bản về công tác quản lý tài chính. Mặt khác trình độ cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế bởi chất lượng đầu vào, cán bộ cập nhật kiến thức tài chính mới chưa thường xuyên, kịp thời. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế toán của các xã, phường, thị trấn; kế toán các trường học vẫn còn có những cán bộ không được đào tạo qua trường lớp mà là kiêm nhiệm… Từ đó việc hạch toán kế toán còn lúng túng, công tác tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách còn chưa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ làm mất cán bộ và thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.

Bảng 3.5. Ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

1 2 3 4 5

1. Tôi tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về việc chi NSNN qua KBNN

- 13 10 37 39 2. Tôi hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng

ngân sách khi thanh toán qua KBNN

36 63 3. Tôi biết các văn bản pháp luật liên quan đến

chi NSNN qua KBNN

05 07 05 60 22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong đó: 1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không ý kiến; 4 - Đồng ý; 5- Rất đồng ý. Khi điều tra về ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách về sự tỉm hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật về việc kiểm soát chi thì có 76/99 đơn vị đồng ý và rất đồng ý có tìm hiểu về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho nhà nước vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)