2.2.2.1. Đảm bảo cho HSTH hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi
Sau khi nghe GV phổ biến luật chơi, HS cần biết mình cần làm gì và cách làm như thế nào - nắm rõ luật chơi. Có những tình huống trẻ không chơi được, nguyên nhân là do trẻ chưa nắm vững luật chơi chứ không phải do trẻ chưa nắm vững nội dung các kiến thức cần thiết. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cũng như phổ biến luật chơi cho HS. Nó là điều kiện đầu tiên quyết định HS có thể hoàn thành tốt cuộc chơi và đi theo đúng hướng giáo dục mà GV mong muốn hay không.
2.2.2.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình tổ chức trò chơi
Chơi là một hoạt động vốn mang tính chất "bản năng" và mang tính cá thể rõ nét trong từng con người từ khi sinh ra. Bởi vậy việc tổ chức trò chơi cần phải khơi gợi được hứng thú và sự tích cực của HS. Thông qua đó HS có thể bộc lộ được tính sáng tạo, đồng nghĩa với việc học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ thể giáo dục chứ không đơn thuần là đối tượng của hoạt động dạy học.
2.2.2.3. Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên, không gò ép
Học sinh phải tự nguyện tham gia vào trò chơi một cách thoải mái, chủ động, không ép buộc mà cần động viên, khích lệ, khéo léo lôi cuốn HS tham gia trò chơi.
2.2.2.4. Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí
trò chơi khác nhau để kích thích sự hứng thú của trẻ. Tránh lặp đi lặp lại một trò chơi khiến trẻ nhàm chán và mất dần sự hứng thú với trò chơi.
2.2.2.5. Đảm bảo trò chơi với tinh thần "thi đua đồng đội"
Khi tổ chức trò chơi GV phải quan tâm tới yếu tố "thi đua", có chuẩn và thang đánh giá thành tích cá nhân ũng như thành tích đồng đội. Vừa kích thích được sự tích cực phấn đấu của mỗi HS, đóng góp sức mình vào thành tích chung của đội, vừa bồi đắp cho các em tinh thần đoàn kết, tình bạn,...