Trò chơi học tập ngoài giờ học

Một phần của tài liệu Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học luyện từ và câu lớp 2 (Trang 61 - 73)

* Quan niệm về trò chơi học tập ngoài giờ học

Thực chất trò chơi học tập ngoài giờ học cũng chính là hình thức tổ chức trò chơi học tập cho HS, nhưng không phải trong các bài học chính khóa trên lớp mà sẽ được sử dụng ngoài giờ học như: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa,... Nó vừa đảm bảo tính giải trí vừa đảm bảo về nội dung kiến thức trong các trò chơi.

* Yêu cầu về không gian

Để tổ chức được trò chơi học tập ngoài giờ học cần đảm bảo:

- Không gian: có không gian rộng để tổ chức các trò chơi học tập, có thể tổ chức trong lớp học hoặc ngoài lớp học tùy theo nội dung trò chơi.

- Thời gian: cần có nhiều thời gian để đảm bảo trò chơi được tiến hành đúng đủ các bước, đạt được mục tiêu.

- Tính an toàn: Trước khi tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học GV cần thiết kế trò chơi, lên kế hoạch và có các phương án dự kiến các trường hợp cẩn thận. Chọn địa điểm tổ chức và khi tổ chức trò chơi luôn phải đặt tính an toàn cho HS cũng như GV lên hàng đầu.

* Cách thức thực hiện:

Bước 1: GV lập kế hoạch việc tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học. Bước 2: Thiết kế trò chơi cụ thể phù hợp nội dung chủ điểm của bài học. Bước 3: Tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học theo kế hoạch.

Bước 4: Rút kinh nghiệm.

2.4.2.1. Trò chơi: Đi tìm kho báu

- Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ.

+ Rèn phản xạ nhanh, kĩ năng quan sát. - Chuẩn bị:

+ Phần thưởng đặt trong 1 chiếc hòm kho báu được cất giấu trong khu vực lớp.

+ Các bức tranh về chủ đề muông thú và sông biển sau đó gắn khắp nơi trong lớp (không trùng nhau, càng nhiều tranh càng tốt - nhằm gây nhiễu cho học sinh). Các bức tranh là đáp án sẽ viết câu gợi ý ở mặt sau.

- Cách chơi:

+ Trò chơi sẽ gồm 2 - 4 đội, số học sinh mỗi đội tùy thuộc và điều kiện tổ chức trò chơi (trong lớp hay ngoài lớp). GV phát cho mỗi đội 1 câu chỉ dẫn đầu tiên để đi tìm kho báu. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu thì 2 đội chơi mở nhiệm vụ ra dựa vào chỉ dẫn, mỗi đội chơi tự tìm ra các bức đã được GV gắn sẵn trên tường, nếu tìm đúng thì sau bức tranh sẽ có bật mí tiếp theo để tiếp tục đi tìm, cứ như thế cho đến khi tìm được kho báu.

- Đánh giá:

+ Đội nào tìm được kho báu trước, đi đúng theo đường chỉ dẫn, không phạm quy là đội giành chiến thắng và nhận được phần thưởng.

2.5.2.1. Trò chơi: Đi tìm kho báu

Ví dụ: Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo.

Trò chơi này vừa để chào mừng củng cố kiến thức bài học chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì vừa tạo sân chơi bổ ích cho học sinh.

Trò chơi tổ chức trong lớp học vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo.

Bước 2: Thiết kế trò chơi cụ thể phù hợp nội dung chủ điểm của bài học. Thiết kế trò chơi: Đi tìm kho báu, với các câu hỏi liên quan đến các chủ điểm và bài LTVC trong tháng 3 đã học đồng thời giáo dục HS yêu quý mẹ và cô giáo.

Các câu hỏi đảm bảo đúng mạch kiến thức, phù hợp với năng lực của HS không quá khó hoặc không quá dễ.

Bước 3: Tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học theo kế hoạch. a) Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ về muông thú, sông biển. + Rèn phản xạ nhanh, kĩ năng quan sát. b) Chuẩn bị:

+ Phần thưởng là kẹo và bim bim đặt trong 1 chiếc hòm kho báu được cất giấu trong khu vực lớp.

+ Các bức tranh về chủ đề muông thú và sông biển sau đó gắn khắp nơi trong lớp (không trùng nhau, càng nhiều tranh càng tốt - nhằm gây nhiễu cho học sinh). Các bức tranh là đáp án sẽ viết câu gợi ý ở mặt sau, ví dụ chuẩn bị một số bức tranh sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong rừng có một kho báu vô cùn quý giá. Bạn muốn tìm kho báu đó về tặng cho người thân yêu của mình nhưng lại chưa biết làm thế nào? Bật mí cho bạn nhé, để tìm được kho báu trước tiên bạn hãy thực hiện nhiệm vụ đầu tiên nào:

Đường đến kho báu của đội 1:

1. Bạn hãy gặp một con vật mình đầy lông lá và con vật đó rất thích ăn chuối, nó sẽ giúp bạn tìm đường đến kho báu.

2. Trên đường đi, bạn rất đói bạn phải bắt một loài cá nước ngọt để làm thức ăn.

3. Bạn khỏe lại rồi, tiếp tục đi đến một cánh rừng rậm rạp rất tối và bạn cần tìm một vật để soi sáng.

4. Qua khu rừng tối đó, bạn gặp một con vật nhỏ là con trai của chúa rừng xanh đang mếu máo khóc vì lạc, bạn cho con vật đó đi cùng và hứa sẽ giúp nó tìm mẹ.

5. Trời nắng quá, bạn và bạn hổ con cần nghỉ ngơi tại một gốc cây to có bóng mát và đã sống lâu năm.

6. Các bạn đang ngồi nghỉ thì phát hiện có một con vật dữ tợn, đi từ phía sau gốc cây cổ thụ bước ra gầm gừ rất đáng sợ.

7. Hổ con thấy mẹ lao tới và nói với mẹ bạn đã giúp bạn ấy, con vật đó nói cho bạn biết nơi cất giấu kho báu là: "Kho báu được cất giấu ở 1 chiếc hộp màu vàng trong tủ sách".

*Chúc mừng bạn đã tìm thấy kho báu* Đường đến kho báu của đội 2:

1. Bạn đến gặp một con vật có bộ lông trắng, xinh xinh, hiền lành, nhanh nhẹn để được con vật đó chỉ đường đến kho báu nhé!

2. Trên đường đi bạn bị lạc vao một nơi vắng vẻ, có vũng nước rộng mênh mông, màu xanh, trên bờ có cát.

3. Bạn đi tiếp gặp một con vật có hình giống ngôi sao đang tắm nắng, bạn đến hỏi con vật đó đường đi.

4. Con vật đó chỉ đường cho bạn, bạn đi tiếp đến một khu rùng nhỏ các rất nhiều cây thân mềm nở ra nhiều màu sắc.

5. Những bông hoa đó chỉ đường cho bạn đến gặp bạn đến gặp con vật hay đánh thức mọi người, đánh thức khu rừng với tiếng gáy: ò ó o o,...

6. Con vật đó chỉ bạn đến gặp một con thú to, khỏe, có cái vòi rất dài.

7. Con thú đó thấy bạn rất ngoan và biết yêu quý người thân nên đã chỉ kho

báu cho bạn: "Kho báu được cất giấu ở 1 chiếc hộp màu vàng trong tủ sách". *Chúc mừng bạn đã tìm thấy kho báu*

c) Tổ chức trò chơi:

- GV nêu tên trò chơi: Đi timg kho báu (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi (HS lắng nghe).

+ Trò chơi sẽ gồm 2 đội, mỗi đội 4 - 6 học sinh tham gia chơi trong lớp học, GV phát cho mỗi đội 1 câu chỉ dẫn đầu tiên để đi tìm kho báu. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu thì 2 đội chơi mở nhiệm vụ ra dựa vào chỉ dẫn, mỗi đội chơi tự tìm ra các bức đã được GV gắn sẵn trên tường, nếu tìm đúng thì sau bức

tranh sẽ có gợi tiếp theo để tiếp tục đi tìm, cứ như thế cho đến khi tìm được kho báu.

- GV tổ chức cho HS chơi (HS chơi). d) Đánh giá:

+ Đội nào tìm được kho báu trước, đi đúng theo đường chỉ dẫn và không phạm quy là đội giành chiến thắng.

+ Phần thưởng của đội chiến thắng đã nằm trong kho báu. + GV cùng HS nhận xét kết quả.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Bước 4: Rút kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tổ chức trò chơi thì GV tổng kết rút ra ưu điểm, nhươc điểm của trò chơi để rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức trò chơi khác.

2.4.2.2. Trò chơi: Số may mắn - Mục đích: + Mở rộng vốn từ. + Rèn phản xạ nhanh. - Chuẩn bị: + Trò chơi PowerPoint.

+ Phần thưởng cho đội chiến thắng. - Cách chơi:

+ Trò chơi sẽ gồm 2 - 4 đội, số học sinh mỗi đội tùy thuộc và điều kiện tổ chức trò chơi (trong lớp hay ngoài lớp). GV chiếu các số từ 1 đến 16 cho lần lượt từng đội chọn 1 số một, sau mỗi số là một hỏi, trong đó có 3 số chứa ngôi sao may mắn. Nếu đến lượt đội mình mà quá thời gian quy định không trả lời được thì nhường quyền trả lời ho đội khác, đội nào trả lời đúng vẫn được cộng điểm. Cứ như vậy cho đến hết 16 chữ số.

- Đánh giá:

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, chọn được ô số có ngôi sao sẽ được cộng 20 điểm.

+ Khi chọn hết các số, đội có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.

Ví dụ: Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm tháng 4: Mừng đất nước nở hoa. Bước 1: Lập kế hoạch việc tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học.

Trò chơi tổ chức trong lớp học vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm tháng 4: Mừng đất nước nở hoa. Trò chơi phải vừa khắc sâu kiến thức bài học, mở rộng vốn từ, thi tìm hiểu về Bác Hồ,...đồng thời tạo sân chơi bổ ích học mà chơi, chơi mà học cho học sinh.

Bước 2: Thiết kế trò chơi cụ thể phù hợp nội dung chủ điểm của bài học. Thiết kế trò chơi:Số may mắn, với các câu hỏi liên quan đến các chủ điểm và bài LTVC trong tháng 4 đã học đồng thời giáo dục HS yêu đất nước.

Các câu hỏi đảm bảo đúng mạch kiến thức, phù hợp với năng lực của HS không quá khó hoặc không quá dễ.

Bước 3: Tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học theo kế hoạch. a) Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ về Bác Hồ. + Rèn phản xạ nhanh.

b) Chuẩn bị:

+ Trò chơi thiết kế trên PowerPoint. + Các câu hỏi tham khảo như: Câu 1: Tên khai sinh của Bác Hồ là gì?

Câu 2: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào?

Câu 3: Danh hiệu tất cả thiếu nhi Việt Nam đều mong muốn đạt được là gì? Câu 4: Đức tình nào sau đây nói đúng về Bác Hồ?

Câu 5: Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi? Câu 6: Đặt 1 câu với từ "kính yêu" nói về Bác Hồ?

Câu 7: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứư nước tại bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn vào năm nào?

Câu 8: Điều số 4 trong năm điều Bác Hồ dạy là gì?

Câu 9: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày tháng năm nào?

Câu 10: Đăt một câu có từ "giản dị" nói về Bác Hồ. Câu 11: Bác Hồ mất vào năm bao nhiêu?

Câu 12: Bạn nhỏ trong đoạn trích "Cháu nhớ Bác Hồ" (TV2,tập 2) ngồi ở đâu để nhớ về Bác Hồ?

Câu 13: Bác Hồ được sinh ra ở đâu? - Đáp án:

Câu 1: Nguyễn Sinh Cung Câu 2: 19/05/1890

Câu 3: Danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ Câu 4: sáng suốt, giản dị, yêu nước Câu 5: yêu thương, yêu quý, quan tâm,

chăm sóc, chăm lo,...

Câu 6: Thiếu nhi luôn kính yêu và làm theo lời Bác

Câu 7: 1911 Câu 8: Giữ gìn vệ sinh thật tốt Câu 9: 02/09/1945 Câu 10: Bác Hồ là một người sống

rất giản dị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 11: 1969 Câu 12: Bến Ô Lâu

Câu 13: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

+ Phần thưởng cho đội chiến thắng. c) Tổ chức trò chơi

- GV nêu tên trò chơi (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi (HS lắng nghe).

+ Trò chơi sẽ gồm 2 - 4 đội, số học sinh mỗi đội tùy thuộc và điều kiện tổ chức trò chơi (trong lớp hay ngoài lớp). GV chiếu các số từ 1 đến 16 cho lần lượt từng đội chọn 1 số một, sau mỗi số là một hỏi, trong đó có 2 số chứa ngôi sao may mắn. Nếu đến lượt đội mình mà quá thời gian quy định không trả lời được thì nhường quyền trả lời ho đội khác, đội nào trả lời đúng vẫn được cộng điểm.

- GV tổ chức trò chơi cho HS (HS chơi). d) Đánh giá:

+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, chọn được ô số có ngôi sao sẽ được cộng 20 điểm.

+ Khi chọn hết các số, đội nào có số điểm cao nhất là đội giành chiến thắng.

+ GV cùng HS nhận xét kết quả.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Bước 4. Rút kinh nghiệm

Sau khi tổ chức trò chơi thì GV tổng kết rút ra ưu điểm, nhươc điểm của trò chơi để rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức trò chơi khác.

2.4.2.3. Trò chơi: Bông hoa nhỏ

- Mục đích:

+ Mở rộng kiến thức. + Rèn phản xạ nhanh. - Chuẩn bị:

+ Hệ thống các câu hỏi có nội dung là các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu.

+ Phần thưởng cho người trả lời đúng. - Cách chơi:

+ HS chơi hình thức các nhân, xung phong để giành quyền chọn cho mình 1 bông hoa, HS mở bông hoa ra và đọc câu hỏi được ghi trong đó.

- Đánh giá:

+ Mỗi câu trả lời đúng HS được nhận 1 phần thưởng. Trả lời sai thì nhường quyền cho các bạn khác trả lời.

Ví dụ: Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn. Bước 1: Lập kế hoạch việc tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học. Trò chơi tổ chức trong lớp học vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn. Trò chơi này có thể sử dụng cho giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm củng cố kiến thức cho HS, mở rộng vốn từ và tìm hiểu về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" kết hợp ôn tập kiểm tra cuối học kì 1.

Thiết kế trò chơi: Bông hoa nhỏ, với các câu hỏi liên quan đến các chủ điểm và bài LTVC đã học đồng thời giáo dục học sinh nhớ về nguồn cội, lòng biết ơn.

Các câu hỏi đảm bảo đúng mạch kiến thức, phù hợp với năng lực của HS không quá khó hoặc không quá dễ.

Bước 3: Tổ chức trò chơi học tập ngoài giờ học theo kế hoạch. a) Mục đích:

+ Mở rộng kiến thức về chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn. + Rèn phản xạ nhanh.

b) Chuẩn bị:

+ Hệ thống các câu hỏi gắn sau mỗi bông hoa nhỏ, có nội dung là các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 có liên quan đến chủ điểm "Uống nước nhớ nguồn", một số câu hỏi tham khảo như sau (lưu ý số lượng câu hỏi tùy thuộc vào quỹ thời gian và số lượng HS trong lớp).

Câu 1: Nêu và diễn tả 2 từ chỉ hoạt động, trạng thái?

Câu 2: Nêu tên đầy đủ của thầy (cô) giáo chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách của trường?

Câu 3: Đặt câu với câu kiểu: Ai thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4: Hãy cho biết tên của người con gái vùng đất đỏ? Câu 5: Hát 1 bài hát về chú bộ đội.

Câu 6: Ngày thương binh liệt sĩ là ngày bao nhiêu?

Câu 7: Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ai? Câu 8: Đọc 1 câu tục ngữ cùng nghĩa với câu: Uống nước nhớ nguồn? Câu 9: Khu di tích lịch sử nào của Phú Thọ thờ phụng các Vua Hùng? Câu 10: Trái nghĩa với từ "nhớ", và trái nghĩa với từ "giữ gìn" là từ gì? Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: " Ăn quả nhớ...."? Câu 12: Hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về Bác Hồ?...

- Đáp án dự kiến:

Câu 1: chạy, đi, ngủ gật,... Câu 7: Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học luyện từ và câu lớp 2 (Trang 61 - 73)