- GV cần lựa chọn cách giới thiệu trò chơi thật khéo léo, hấp dẫn: nên sử dụng những câu hỏi mang tính chất gợi mở, các lời đề nghị hoặc đưa ra một tình huống hay một đồ vật dùng trong trò chơi để cuốn hút sự quan sát của HS. Nên sử dụng các lời bài thơ vui, ngắn, những bản nhạc, câu chuyện, những bài hát vui tươi để làm lời dẫn cho trò chơi,...
- GV cần luyện tập các lời thoại trước khi hướng dẫn HS chơi. Giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của GV phải thể hiện sự nhiệt tình, vui vẻ.
- Tùy thuộc vào trình độ của HS lớp mình, GV cần tính đến mức độ tham gia của HS từ thấp đến cao như sau:
+ GV chọn trò chơi, hướng dẫn cách chơi và tổ chức trò chơi. + GV chọn trò chơi, hướng dẫn cách chơi, HS tự tổ chức trò chơi. + GV chọn trò chơi, HS tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi. + HS tự lựa chọn, tự nghiên cứu và tổ chức trò chơi.
GV cần vận dụng linh hoạt các mức độ trên, song thường thì GV sẽ cho HS tham gia từ mức độ thấp đến cao. Đối với những trò chơi mà HS đã từng tham gia thì sự can thiệp vào trò chơi của GV nên hạn chế. Đồng thời GV không nên quá ưu tiên mức độ nào trong các mức độ trên mà tổ chức quá thường xuyên một mức độ.
- GV cần cho các em nắm được rõ luật chơi, nhấn mạnh cách sử phạt khi chơi. Nên cho HS chơi thử trước khi chơi thật, (nếu quá đơn giản thì không cần bước này).
- Phải thay đổi nhóm chơi thường xuyên với các hình thức phân nhóm khác nhau như: chơi theo bàn, theo tổ, ngẫu nhiên,...
- Cần tạo sự cạnh tranh giữa các HS, các đội chơi bằng các phàn thưởng hấp dẫn như: Bánh kẹo, vở, bút, kẹo,...
- GV cần kịp thời nhắc nhở HS khi các em có thái độ chưa phù hợp với bạn chơi. Mỗi đội chơi đều có đội thắng và đội thua, bởi vậy việc xuất hiện
một số thái độ tiêu cực của HS khi chơi không phải ít gặp
- Trong suốt quá trình tổ chức trò chơi, GV luôn luôn động viên, khuyến khích HS. Điều đó giúp các em hình thành niềm tin ở bản thân và những người xung quanh.
- Cần đảm bảo tính công bằng khi nhận xét kết quả cuộc chơi. Đó là yếu tố thu hút sự đồng tình từ phía HS đối với cuộc chơi nói chung và đối với GV nói riêng.
- Nên tạo điều kiện để chính HS được tham gia hoặc có quyền đánh giá trọn vẹn kết quả cuộc chơi, GV có thể sẽ chỉ đóng góp ý kiến khi thực sự cần thiết ví dụ như khi các em tự đánh giá, tổng kết mà chưa chính xác, nhầm lẫn, hay thiên vị,... Để tránh tình huống đó sảy ra thì GV cần xây dựng và đưa ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng khi HS bắt đầu tham gia trò chơi.
- Giáo viên đặc biệt chú ý đến học sinh rụt rè, nhút nhát trong lớp. Nên tổ chức trò chơi và chia đều số lượng học sinh khá hơn với học sinh nhút nhát để các em hỗ trợ nhau. Đối với trò chơi mang tính độc lập của cá nhân thì giáo viên chú ý giao nhiệm vụ vừa sức và nâng dần độ khó cho các em nhút nhát, yếu hơn học sinh khác,...
- Cuối mỗi trò chơi, giáo viên cần giúp học sinh nhấn mạnh lại kiến thức đã được sử dụng trong trò chơi. Thông qua đó học sinh còn khác sâu kiến thức của bài học.
- Sau mỗi cuộc chơi diễn ra thì giáo viên cần rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình để những lần sau tổ chức tốt hơn.