Sử dụng trò chơi học tập là một hướng đi cần thiết và đúng đắn nhằm thực hiện theo đúng mục đích, quan điểm xây dựng chương trình - SGK Tiếng Việt Tiểu học mới và thực tiễn đã chứng minh tính đúng đắn của hướng dạy học này. Tuy đây không phải là một hướng đi hoàn toàn mới mẻ, nhiều người trực tiếp giảng dạy đã nắm bắt được tinh thần chung, nhưng chưa có cái nhìn khái quát cho toàn bộ chương trình – SGK cũng như chưa có ý thức tích cực, thường xuyên xây dựng bài học có sử dụng trò chơi học tập. Để đảm bảo cho việc dạy học Luyện từ và câu đạt được hiệu quả cao nhất, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Đối với cán bộ quản lí
- Cần có kế hoạch đào tạo giáo viên Tiểu học đạt chuẩn, thường xuyên mở các lớp học bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi trong dạy học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
- Tạo điều kiện cho các giáo viên có đủ sách tham khảo về trò chơi, trang thiết bị cần thiết trong dạy học.
- Các cấp quản lí cần kiểm tra và đánh giá thường xuyên việc tổ chức dạy học LTVC trong đó có sử dụng trò chơi học tập nâng cao chất lượng dạy và học LTVC lớp 2 nói riêng. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế trò chơi học tập phục vụ cho dạy học LTVC ở Tiểu học.
+ Đối với giáo viên
- Giáo viên cần có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để mở rộng kiến thức, thường xuyên thiết kế các trò chơi học tập, nâng cao năng lực tổ chức trò chơi LTVC góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học LTVC Tiểu học nói chung, dạy học LTVC lớp 2 nói riêng.
- Có đủ phương tiện học tập. - Nắm vững kiến thức cơ bản.
- Chú ý theo dõi sự hướng dẫn của cô giáo, hăng hái tham gia các trò chơi học tập.
- Biết nhận xét bài bạn và tự nhận xét bản thân.
- Chủ động suy nghĩ, sáng tạo trong học tập, lựa chọn phương pháp giải quyết đúng nhất trong học tập, lao động. Sau khi chơi các trò chơi học tập cần biết là mình vừa học được kiến thức gì, từ đó khắc sâu kiến thức và yêu thích Luyện từ và câu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu online:
[1]. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013, Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam-2013-doi-moi-can- ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te-212441.aspx
[2]. Lâm Thanh Minh và tgk, Mối liên hệ giữa trò chơi vận động và kĩ năng
làm việc nhóm, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM Số 11(77) 2015.
http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/22196/18971
2. Tài liệu sách:
[1]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông mới.
[2]. Trần Hòa Bình - Bùi Lương Việt (2007), Trò chơi dân gian trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục.
[3]. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa, Giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1997.
[4]. Lê Văn Hồng (1999), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
[5]. Trần Mạnh Hưởng (2007), Trò chơi học tập Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Đinh Thị Lục, Nguyễn Thái Hà, Tô Ngọc Lư (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu Học, Đại học Hùng Vương.
[7]. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
[8]. Đinh Thị Oanh,Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh (tái bản), Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, nhà xuất bản giáo dục.
[9]. Hà Nhật Tăng (2003), Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực trí tuệ và thể lực cho học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục.
[10]. Nguyễn Thị Thúy - Lê Minh Thu (2009), Tiếng Việt lí thú, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
[11]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (tái bản), Tiếng Việt 2 tập 1 và 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[12]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (tái bản), Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1 và 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[13]. Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (2008), 150 trò chơi thiếu nhi, Nhà xuất bản Giáo dục.
[14]. Vũ Khắc Tuân (2008), Trò chơi thực hành Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[15]. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi của trẻ em, Nhà xuất bản Phụ nữ. [16]. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Duy Lũy - Đinh Văn Vang,
Tâm lí học đại cương, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
[17]. Lâm Uyên - Lê Thị Tuyết Mai (2002), Kĩ năng dạy học bằng trò chơi của giáo viên mẫu giáo, Luận án tiến sĩ - Hà Nội.