Trò chơi học tập gắn với chủ điểm trong giờ học

Một phần của tài liệu Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học luyện từ và câu lớp 2 (Trang 32 - 61)

GV cần linh hoạt tham khảo và sử dụng trò chơi. Các trò chơi học tập trong giờ học GV có thể sử dụng đầu tiết học làm ngữ liệu bài học hay trong quá trình chữa các bài tập hoặc cuối tiết học để củng cố kiến thức,...

Tất cả các trò chơi học tập đều có mục đích chúng là tạo không khí sôi nổi, chơi mà học - học mà chơi cho học sinh. Từ đó khiến học sinh yêu thích môn học. Thời gian cho các trò chơi chỉ trong 10 phút đổ về.

2.4.1.1. Trò chơi: Giải cứu ngư dân.

* GV có thể linh hoạt thay đổi gói câu hỏi trong trò chơi để sử dụng trong các bài khác nhau hay có thể sử dụng cho các phân môn khác cùng chủ điểm. Với trò chơi: Giải cứu ngư dân có thể vận dụng vào các chủ điểm sau: Muông thú, Sông biển, Bạn bè,...

- Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ về sông biển.

+ Rèn luyện phản xạ nhanh, trí thông minh. - Chuẩn bị:

+ Các gói câu hỏi và đáp án. - Cách chơi:

+ Tình huống: 5 ngư dân đang mắc kẹt trên biển sau cơn bão, hãy giúp đội cứu hộ bằng cách cần trả lời đúng các câu hỏi, mỗi câu đúng thì tương ứng 1 ngư dân được cứu.

+ HS giơ tay chọn 1 ngư dân muốn cứu và trả lời câu hỏi.

- Đánh giá: Bạn nào trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ giải cứu được một ngư dân.

Ví dụ: Chủ điểm Sông biển, tiết Luyện từ và câu tuần 26: "MRVT: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy" (Trang 73, Tiếng Việt 2, tập 2).

- Thời điểm sử dụng: Dùng ở cuối tiết học hoặc ngay đầu tiết học sau đó lấy đáp án làm ngữ liệu cho bài học.

a) Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ về các loài động vật sống ngoài sông biển. + Rèn luyện phản xạ nhanh, trí thông minh.

b) Chuẩn bị:

+ Các gói câu hỏi và đáp án được thiết kế trong PowerPoint: Câu 1: "Mắt lồi, mồm rộng

Tắm mát rủ nhau Hát bài ộp ộp..."

Câu 2: "Con gì tám cẳng, hai càng

Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?" Câu 3: "Tên nghe là chúa sơn lâm

Sống nơi biển cả mênh mông vẫy vùng?" Câu 4: "Cá gì bay bổng trên trời?"

Câu 5: "Chân gần đầu. Râu gần mắt. Lưng còng co quắp. Mà bơi rất tài?" c) Tổ chức trò chơi:

- GV nêu tên trò chơi: Giải cứu ngư dân (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi:

+ Tình huống: 5 ngư dân đang mắc kẹt trên biển sau cơn bão, hãy giúp đội cứu hộ bằng cách cần trả lời đúng các câu hỏi, mỗi câu đúng thì tương ứng 1 ngư dân được cứu.

+ Học sinh được tự chọn một người ngư dân mà em muốn cứu khỏi con bão. Sau đó GV click vào chiếc phao có ghi số thứ tự của người ngư dân đó và đưa ra câu hỏi. Trong vòng 7 giây HS đó phải đưa ra đáp án. Nếu trả lời đúng GV trở về theo chiếc phao ở trải bên dưới, bấm vào người ngư dân vừa chọn để dưa tàu ca nô đến giải cứu ngư dân đó. Nếu HS đó trả lời chưa đúng thì các học sinh khác giành quyền trả lời. (HS lắng nghe).

+ Bạn nào trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ giải cứu được một ngư dân, - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. (HS chơi trò chơi).

d) GV tổng kết trò chơi:

+ GV khen và cảm ơn cả lớp đã chung sức giúp đội cứu hộ giải cứu được tất cả các ngư dân (HS lắng nghe).

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

+ Đáp án:

Câu 1: Con ếch Câu 2: Con cua Câu 3: Con Sư tử biển Câu 4: Cá chim Câu 5: Con tôm

2.4.1.2. Trò chơi: Tiếp sức.

* Có thể sử dụng linh hoạt trong các chủ điểm như: Em là học sinh, Bạn bè, Ông bà,...

- Mục đích:

+ Giúp học sinh bước đầu làm quen với biểu tượng từ và câu. + Mở rộng vốn từ về học tập.

+ Rèn óc sáng tạo, tưởng tượng. - Chuẩn bị:

+Tranh, ảnh, thẻ từ,...có nội dung trò chơi. - Cách chơi:

+ GV chọn các HS tham gia và chia thành các đội.

+ Lần lượt từng HS lên chọn thẻ từ và gắn với tranh trên bảng sao cho chính xác.

- Đánh giá:

+ Mỗi câu gắn đúng được 10 điểm, sai không được điểm. + Đội nào có số điểm cao hơn thì là đội chiến thắng.

Ví dụ: Chủ điểm Em là học sinh, tiết Luyện từ và câu tuần 1: " Từ và câu" ( Trang 8, Tiếng Việt 2, tập 1).

- Thời điểm sử dụng: Đầu giờ học ở bài tập 1 để hình thành kiến thức. a) Mục đích:

+ HS bước đầu hình thành từ và câu. + Rèn óc suy đoán, nhanh nhẹn.

+ Tạo không khí sôi nổi, chơi mà học học mag chơi cho học sinh. Từ đó khiến học sinh yêu thích môn học.

b) Chuẩn bị:

+ 2 bức tranh lớn có nội dung bài tập 1 gồm 8 hình ảnh một bức và 16 thẻ từ: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo tương ứng với 8 nội dung tranh vẽ.

+ 2 giỏ đựng 16 thẻ từ. c) Tổ chức trò chơi:

- GV nêu tên trò chơi: Tiếp sức (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi (HS lắng nghe):

+ GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 HS. + Hai đội bốc thăm để giành quyền chơi trước.

+ Các đội chơi lần lượt theo thứ tự lên bảng bốc thẻ từ ở giỏ sau đó gắn lên hình ảnh chỉ người, chỉ vật, chỉ việc có trong tranh sao cho phù hợp. Bạn số 1 lên lấy 1 thẻ từ và gắn lên tranh sao cho phù hợp rồi trở về hàng chạm tay vào bạn số 2, bạn số 2 lên,... tương tự như thế cho đến hết 2 phút.

+ Mỗi từ ghép đúng được 10 điểm, sai không được điểm. + Đội có số điểm cao hơn là đội chiến thắng.

- Tổ chức chơi trò chơi (HS thực hiện chơi). d) GV tổng kết trò chơi (HS lắng nghe):

+ GV cùng HS nhận xét kết quả các nhóm.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

2.4.1.3. Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

* Có thể sử dụng trong các chủ điểm: Bạn bè, Bốn mùa, Nhân dân,... - Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ.

+ Rèn thị giác nhanh, phản ứng nhanh. - Chuẩn bị: Các gói câu hỏi trong bài soạn điện tử. - Cách chơi:

+ Hình thức chơi cá nhân, các em giơ tay giành quyền trả lời. - Đánh giá:

+ HS chọn đúng đáp án chính xác thì được khen và nhận phần thưởng.

Ví dụ: Chủ điểm Bạn bè, tiết Luyện từ và câu tuần 4: "Từ chỉ sự vật. Mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm" (Trang 35, Tiếng Việt 2, tập 1).

- Thời điểm sử dụng: Cuối tiết học để phục vụ cho việc củng cố kiến thức vừa học về từ chỉ sự vật, mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm và dấu chấm câu. a) Mục đích:

+ Rèn óc tư duy nhanh nhẹn. b) Chuẩn bị:

+ Các câu hỏi phù hợp trong giáo án điện tử. Câu 1: Chọn đáp án các từ chỉ con vật:

A: Chim chào mào, bông hoa, bác sĩ. B: Cam, mận, lê.

C: Ghế, bàn, thước kẻ. D: Chồn, tê giác, cá heo. Câu 2: Đáp án nào đặt và trả lời câu hỏi: ngày, tháng, năm đúng nhất? A: Sinh nhật của bạn vào ngày nào?

=> Tớ sinh năm 2010. B: Một tuần có mấy ngày? => Một tuần có 7 ngày.

C: Trưa nay cậu ăn mấy bát cơm? => Trưa nay tớ ăn 2 bát cơm.

Câu 3: Trong các câu sau câu nào ngắt đúng chính tả?

A: Trời nắng to? Lan quên mang ô. Hà rủ bạn đi chung ô với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về,

B: Trời nắng to! Lan quên mang ô, Hà rủ bạn đi chung ô với mình, Đôi bạn vui vẻ ra về.

C: Trời nắng to. Lan quên mang ô. Hà rủ bạn đi chung ô với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về

c) Tổ chức trò chơi:

- GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh ai đúng (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi (HS lắng nghe):

+ GV cho HS chơi cá nhân.

+ GV gọi những bạn giơ tay nhanh nhất để giành quyền trả lời (giành 10 giây cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi). Nếu bạn giơ tay đầu tiên trả lời sai thì giành quyền cho các bạn khác.

+ HS nào trả lời đúng sẽ có phần thưởng. - GV tổ chức chơi trò chơi (HS thực hiện trò chơi). d) GV tổng kết trò chơi (HS lắng nghe):

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

2.4.1.4. Trò chơi: Tìm kẻ trú ẩn

* Có thể sử dụng cho chủ điểm: Trường học, Bạn bè, Nhân dân, Ông bà,... - Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ.

+ Rèn trí nhớ, thị giác nhanh nhẹn. - Chuẩn bị:

+ Các bức tranh và các tờ giấy khổ to để học sinh ghi đáp án. - Cách chơi:

+ GV chiếu tranh lên bảng. Cả lớp cùng quan sát tranh và ghi nhớ tên các sự vật có tranh trong 20 giây.

+ GV cất tranh. Gọi đại diện mỗi tổ 1 bạn lên bảng ghi các từ chỉ sự vật có trong tranh vào khổ giấy lớn (hoặc bảng đã chia sẵn các tổ), thời gian thực hiện nhiệm vụ là 2 phút.

- Đánh giá:

+ Ghi đúng 1 từ chỉ sự vật được 10 điểm. Ghi sai không tính điểm. Đội có số điểm nhiều nhất là đội giành chiến thắng.

- Lưu ý: Với kiểu trò chơi này GV còn có thể chuẩn bị 2 bức tranh có bố cục giống nhau, chỉ khác nhau ở các chi tiết nhỏ (Ví dụ: Tranh 1 có một số đồ mà tranh 2 không có và ngược lại). GV phát cho mỗi HS một tờ giấy gồm 2 bức tranh như thế, yêu cầu HS quan sát và khoanh tròn vào những điểm khác nhau giữa 2 bức tranh. Sau cùng, GV chiếu đáp án, HS cùng bàn chấm chéo nhau. Với cách tổ chức như vậy thì HS cả lớp sẽ được tham gia chơi.

Ví dụ: Tuần 6: "Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập" (Trang 52, Tiếng Việt 2, tập 1).

- Thời điểm sử dụng: HS chơi trong thời gian củng cố bài hoặc trước khi vào bài mới lấy đó làm ngữ liệu dạy học.

a) Mục đích:

+ Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ.

+ Tạo không khí sôi nổi, chơi mà học học mag chơi cho học sinh. Từ đó khiến học sinh yêu thích môn học.

b) Chuẩn bị:

Bức tranh như sau:

c) Tổ chức trò chơi:

- GV nêu tên trò chơi: Tìm kẻ trú ẩn (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi (HS lắng nghe):

+ GV chiếu tranh lên bảng. Cả lớp cùng quan sát tranh và ghi nhớ tên các sự vật có tranh trong 20 giây.

+ GV cất tranh. Gọi đại diện mỗi tổ 1 bạn lên bảng ghi các từ chỉ sự vật có trong tranh vào khổ giấy lớn (hoặc bảng đã chia sẵn các tổ), thời gian thực hiện nhiệm vụ là 2 phút.

+ Hết thời gian, GV treo các tờ giấy khổ lớn của các nhóm lên bảng. GV chiếu tranh lúc đầu. HS cả lớp cùng đối chiếu, đánh giá kết quả của các đội chơi.

+ Ghi đúng 1 từ chỉ sự vật có trong tranh được 10 điểm. Ghi sai không được điểm. Tổ nào có nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi (HS chơi). d) GV tổng kết trò chơi (HS lắng nghe):

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

- Đáp án: Trong tranh có các đồ vật là: thước kẻ, bút chì, bút màu, bảng màu vẽ, vở, quả địa cầu, kính hiển vi, cặp sách, kính lúp, compa, kéo, kính mắt, eke, ống nghiệm, bảng, máy tính, cục tẩy,...

2.4.1.5. Trò chơi: Ai nhanh nhất.

* Có thể sử dụng cho các chủ điểm: Thầy cô, bạn bè, Muông thú,... - Mục đích:

+ Mở rộng vốn từ.

+ Rèn thị giác nhanh, phản ứng nhanh.

- Chuẩn bị: Các phiếu học tập cho HS thực hiện và đáp án. - Cách chơi:

+ Hình thức chơi theo nhóm dưới dạng tiếp sức hoặc cá nhân. Các HS thi đua nhau hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất, đúng nhất.

- Đánh giá:

+ Đội hoặc cá nhân nào thực hiện đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

Ví dụ: Chủ điểm Thầy cô, tiết Luyện từ và câu, Tuần 8 , Bài: "Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy" (Trang 67, Tiếng Việt 2, tập 1).

- Thời điểm sử dụng: Thời gian củng cố cuối bài học. a) Mục đích:

+ Rèn tư duy nhanh nhẹn.

+ Hiểu được các từ chỉ hoạt động sử dụng với các danh từ chỉ người, sự vật nào cho phù hợp.

+ Tạo không khí sôi nổi, chơi mà học học mag chơi cho học sinh. Từ đó khiến học sinh yêu thích môn học.

b) Chuẩn bị:

c) Tổ chức trò chơi:

- GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh nhất (HS lắng nghe). - GV nêu cách chơi (HS lắng nghe):

+ GV chọn 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 4 HS

+ Phát cho mỗi đội chơi 1 bút dạ, sau hiệu lệnh: Bắt đầu thì lần lượt tùng bạn trong 2 đội chơi lên nối 1 câu từ cột A với cột B, khi bạn số 1 nối xong trở về hàng đưa bút cho bạn số 2 thì bạn số 2 tiếp tục lên nối, cứ như thế đến hết (trong thời gian 60 giây).

+ Đội nào thực hiện nhanh nhất và đúng nhất sẽ chiến thắng. - GV tổ chức trò chơi (HS thực hiện trò chơi).

d) GV tổng kết trò chơi:

+ Đội nào thực hiện nhanh nhất và đúng nhất sẽ là đội giành chiến thắng và được khen thưởng trước lớp.

+ GV cùng HS nhận xét kết quả các nhóm.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

2.4.1.6. Trò chơi: Lấy kẹo cho ếch xanh

* Có thể sử dụng cho các chủ điểm: Ông bà, Cha mẹ, Anh em,...

- Mục đích:

+ Củng cố cho học sinh mở rộng vốn từ. + Rèn tư duy nhanh nhẹn.

+ Học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế - Chuẩn bị:

+ Các gói câu hỏi trắc nghiệm về mở rộng vốn từ về họ hàng và đáp án. - Cách chơi:

+ Tình huống: Những chiếc kẹo đang bị treo ở 1 nơi rất cao. Các em hãy giúp bạn ếch xanh lấy được những chiếc kẹo ngon tuyệt vời kia bằng cách trả lời đúng các câu hỏi về chủ điểm cụ thể.

+ GV đưa ra các câu hỏi. Trong vòng 10 giây HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 4 đáp án A, B, C, D. Nếu HS trả lời đúng chiếc kẹo sẽ đi xuống và bạn ếch đã nhận được kẹo. Nếu HS đó trả lời chưa đúng thì các HS khác giành quyền trả lời.

- Đánh giá: Bạn nào trả lời đúng sẽ giúp bạn ếch xanh lấy được kẹo.

Ví dụ: Chủ điểm Ông bà, tiết Luyện từ và câu tuần 10: "Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi".

- Thời điểm sử dụng: Dùng ở cuối tiết học hoặc ngay đầu tiết học sau đó lấy đáp án làm ngữ liệu cho bài học.

a) Mục đích:

+ Củng cố cho học sinh mở rộng vốn từ về họ hàng + Rèn tư duy nhanh nhẹn.

+ Học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế

+ Tạo không khí sôi nổi, chơi mà học học mag chơi cho học sinh. Từ đó khiến học sinh yêu thích môn học.

b) Chuẩn bị:

+ Chuẩn bị trò chơi PowerPoint.

+ Các gói câu hỏi trắc nghiệm về mở rộng vốn từ về họ hàng và đáp án. + Các câu hỏi tham khảo:

Câu 1: Người sinh ra bố ta được gọi là gì? Câu 2: Em gái của mẹ được gọi là gì? Câu 3: Anh trai của bố được gọi là gì? Câu 4: Em trai của mẹ được gọi là gì?

Câu 5: Vợ của em trai bố được gọi là gì?

Một phần của tài liệu Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học luyện từ và câu lớp 2 (Trang 32 - 61)