Bảng 2.22 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVA ANOVA ANOVA Y Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Sig. Hồi quy 36.671 6 6.112 28.244 .000b Phần dư 30.944 143 .216 Tổng 67.616 149
Từ kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (bảng 2.21), ta thấy giá trị F là 28.244 và có mức ý nghĩa rất nhỏ 0.00 nhỏ hơn 0.05 nên các thành phần này có tương quan đủ mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình phân tích. Hay nói cách khác, mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu và các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Kiểm định b ng biểu đồ Histogram
Hình 2.5 Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)
Trong biểu đồ Histogram phần dư chuẩn hóa cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (có giá trị trung bình xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn là 0.980 xấp xỉ bằng 1). Do đó, có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 2.6 Biểu đồ phân tán phần dƣ và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy tuyến tính
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)
Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính (Hình 2.12) cho ta thấy các giá trị phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứng tỏ rằng giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
2.7.5 Kết luận
Mục đích của việc nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc năng lực cạnh tranh.
Dữ liệu dùng để nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập bằng cách gửi 200 bảng câu hỏi khảo sát để các nhân viên đánh giá. Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 21, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau: Thống kê mô tả, sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ tương quan của các mục hỏi trong thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để xác định các nhân tố, các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích tương quan Pearon’s nhằm phân tích các mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến trước khi đưa vào phân tích hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet so với các khách sạn khác, từ đó giúp bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon có cơ sở để xây dựng chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược xây dựng hình ảnh doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân khách trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong quá trình tổ chức và tạo dựng các chiến lược cạnh tranh, khách sạn cần tiếp tục nghiên cứu các phương pháp quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động gia tăng năng lực cạnh tranh cho bộ phận Banquet của khách sạn The Reverie Saigon.
Tóm tắt chương 2:
Trong trương 2 chúng ta đã thấy được tổng thể của khách sạn The Reverie Saigon cũng như là bộ phận Banquet với những chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chủng loại các sản phẩm/dịch vụ, quá trình hình thành và phát triển cũng như sơ nét về các loại hình tiệc, set up.
Ở chương 2, chúng ta đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet với những mặt mạnh, mặt yếu, thách thức dựa trên những ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài gồm những yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Từ đó xây dựng được các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh. Các ma trận này làm tiền đề cho việc xây dựng ma trận SWOT sẽ được thực hiện ở chương 3. Từ ma trận SWOT, tác giả sẽ đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon.
Đồng thời chương 2 cung cấp thông tin về việc sử dụng phần mềm SPSS 21 để xử lý kết quả khảo sát thực tế đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet tại khách sạn The Reverie Saigon, và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỘ PHẬN BANQUET TẠI KHÁCH SẠN THE REVERIE SAIGON
3.1 Hình thành giải pháp qua phân tích SPSS
Từ kết quả phân tích SPSS, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon như sau.
Theo kết quả phân tích hồi quy bội, ta thấy biến Vệ sinh có hệ số beta = 0.610 lớn nhất vì vậy biến Vệ sinh ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh, kế đến là các biến Sản phẩm/dịch vụ, Chất lượng phục vụ, Đội ngũ nhân viên, Thương hiệu và cuối cùng là biến Cơ sở vật chất có hệ số beta = 0.031 tác động yếu nhất đến năng lực cạnh tranh. Dựa vào thang đo lường các biến trên, ta nhận thấy khách sạn cần có những hoạt động sau để góp tăng năng lực cạnh tranh cho bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon:
Đối với biến Vệ sinh: Vấn đề vệ sinh là vấn đề được rất nhiều các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn đặc biệt chú trọng. Vì vậy để vấn đề vệ sinh luôn được đảm bảo cần phải:
- Bố trí nhân viên luôn vệ sinh sạch sẽ khu vực phòng họp, thường xuyên hút bụi thảm, lau chùi các cửa và các vật dụng trong phòng.
- Các dụng cụ phục vụ ăn uống như dao, muỗng, nĩa, tách trà, tách cà phê, máy
pha cà phê… phải được vệ sinh, lau chùi cẩn thận trước khi sử dụng.
- Đồ ăn đảm bảo chất lượng an toàn và hợp vệ sinh, nơi trưng bày thức ăn chống côn trùng; tránh hơi thở, nước bọt của khách; có dụng cụ để khách kẹp, gắp, múc thức ăn.
- Nhà vệ sinh và phòng hút thuốc luôn được lau chùi và xịt khử mùi thường xuyên.
- Nhân viên phục vụ: khám sức khỏe định kì, có giấy chứng nhận tập huấn kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
- Khu vực công cộng luôn có nhân viên bộ phận Housekeeping túc trực dọn vệ
sinh thường xuyên.
Đối với biến Sản phẩm/dịch vụ: Nhà quản trị khách sạn cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, mục đích sử dụng các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một thay đổi nhanh chóng của khách hàng. Chủ động đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ để
ứng phó với những chiến lược tiếp cận, xâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành.
Đối với biến Chất lượng phục vụ: Khách sạn cần tăng cường tính tin cậy theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ qua các nội dung như tránh mọi sai sót trong quá trình phục vụ của nhân viên, đảm bảo khách sạn luôn cung cấp đúng như những gì đã cam kết lúc ban đầu để từ đó tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình làm việc cũng như là kỹ năng phục vụ của nhân viên, để đảm bảo không làm khách hàng thất vọng về dịch vụ của khách sạn.
Đối với biến Đội ngũ nhân viên: Khách sạn nên khuyến khích các nhân viên có tinh thần tự học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình phục vụ và giải quyết phàn nàn của khách khi sử dụng các dịch vụ tại khách sạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo tất cả nhân viên đều được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ khách chuyên nghiệp.
Đối với biến thương hiệu: Nhà quản trị phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu. Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu của khách sạn, đồng thời chú trọng công tác quản bá đến các thị trường nước ngoài, các thị trường tiềm năng giúp duy trì hình ảnh của khách sạn trong tâm trí của khách hàng.
Đối với biến Cơ sở vật chất: Khách sạn cũng cần đưa ra các quy định về vấn đề bảo vệ tài sản trong khách sạn thật cụ thể và quy định về bảo quản trang thiết bị phục vụ, hướng dẫn cách sử dụng đúng và giám sát sự thực hiện của nhân viên. Vì chất lượng của trang thiết bị ban đầu bao giờ cũng tốt và chất lượng ấy sẽ giảm dần theo thời gian và cách sử dụng của con người. Ngoài ra cũng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng của từng trang thiết bị sử dụng khi phục vụ tiệc, hội nghị, hội thảo để có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế nếu cần. Chất lượng của trang thiết bị không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sự nhìn nhận đánh giá của khách hàng đối với khách sạn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục vụ của nhân viên. Nếu trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả, đảm bảo an toàn lao động. Vì vậy khi có điều kiện, khách hàng bao giờ cũng mong muốn các thiết bị
phục vụ của mình có chất lượng tốt hơn, hiện đại hơn do đó việc hoàn thiện chất lượng các trang thiết bị phục vụ là việc làm không thể thiếu.
Tóm lại khách sạn cần phải không ngừng nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và tiếp tục duy trì và nâng cao các yếu tố như Thương hiệu, Cơ sở vật chất, Sản phẩm/dịch vụ, Đội ngũ nhân viên, Chất lượng phục vụ và Vệ sinh để tác động mạnh hơn đến năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon, điều này giúp khách sạn thu hút nhiều hơn khách hàng chọn lựa sử dụng các dịch vụ tại khách sạn của mình, giúp nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao hình ảnh khách sạn trong tâm trí khách hàng…
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon sạn The Reverie Saigon
Từ dữ liệu của các yếu tố của môi trường bên trong, môi trường bên ngoài và kết quả phân tích SPSS ta đưa ra ma trận SWOT như sau (bảng 3.1).