Hình thành giải pháp qua phân tích SPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn the reverie saigon​ (Trang 114 - 116)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 Hình thành giải pháp qua phân tích SPSS

Từ kết quả phân tích SPSS, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon như sau.

Theo kết quả phân tích hồi quy bội, ta thấy biến Vệ sinh có hệ số beta = 0.610 lớn nhất vì vậy biến Vệ sinh ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh, kế đến là các biến Sản phẩm/dịch vụ, Chất lượng phục vụ, Đội ngũ nhân viên, Thương hiệu và cuối cùng là biến Cơ sở vật chất có hệ số beta = 0.031 tác động yếu nhất đến năng lực cạnh tranh. Dựa vào thang đo lường các biến trên, ta nhận thấy khách sạn cần có những hoạt động sau để góp tăng năng lực cạnh tranh cho bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon:

Đối với biến Vệ sinh: Vấn đề vệ sinh là vấn đề được rất nhiều các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn đặc biệt chú trọng. Vì vậy để vấn đề vệ sinh luôn được đảm bảo cần phải:

- Bố trí nhân viên luôn vệ sinh sạch sẽ khu vực phòng họp, thường xuyên hút bụi thảm, lau chùi các cửa và các vật dụng trong phòng.

- Các dụng cụ phục vụ ăn uống như dao, muỗng, nĩa, tách trà, tách cà phê, máy

pha cà phê… phải được vệ sinh, lau chùi cẩn thận trước khi sử dụng.

- Đồ ăn đảm bảo chất lượng an toàn và hợp vệ sinh, nơi trưng bày thức ăn chống côn trùng; tránh hơi thở, nước bọt của khách; có dụng cụ để khách kẹp, gắp, múc thức ăn.

- Nhà vệ sinh và phòng hút thuốc luôn được lau chùi và xịt khử mùi thường xuyên.

- Nhân viên phục vụ: khám sức khỏe định kì, có giấy chứng nhận tập huấn kiến

thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.

- Khu vực công cộng luôn có nhân viên bộ phận Housekeeping túc trực dọn vệ

sinh thường xuyên.

Đối với biến Sản phẩm/dịch vụ: Nhà quản trị khách sạn cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, mục đích sử dụng các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một thay đổi nhanh chóng của khách hàng. Chủ động đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ để

ứng phó với những chiến lược tiếp cận, xâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành.

Đối với biến Chất lượng phục vụ: Khách sạn cần tăng cường tính tin cậy theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ qua các nội dung như tránh mọi sai sót trong quá trình phục vụ của nhân viên, đảm bảo khách sạn luôn cung cấp đúng như những gì đã cam kết lúc ban đầu để từ đó tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình làm việc cũng như là kỹ năng phục vụ của nhân viên, để đảm bảo không làm khách hàng thất vọng về dịch vụ của khách sạn.

Đối với biến Đội ngũ nhân viên: Khách sạn nên khuyến khích các nhân viên có tinh thần tự học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình phục vụ và giải quyết phàn nàn của khách khi sử dụng các dịch vụ tại khách sạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo tất cả nhân viên đều được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ khách chuyên nghiệp.

Đối với biến thương hiệu: Nhà quản trị phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu. Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu của khách sạn, đồng thời chú trọng công tác quản bá đến các thị trường nước ngoài, các thị trường tiềm năng giúp duy trì hình ảnh của khách sạn trong tâm trí của khách hàng.

Đối với biến Cơ sở vật chất: Khách sạn cũng cần đưa ra các quy định về vấn đề bảo vệ tài sản trong khách sạn thật cụ thể và quy định về bảo quản trang thiết bị phục vụ, hướng dẫn cách sử dụng đúng và giám sát sự thực hiện của nhân viên. Vì chất lượng của trang thiết bị ban đầu bao giờ cũng tốt và chất lượng ấy sẽ giảm dần theo thời gian và cách sử dụng của con người. Ngoài ra cũng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng của từng trang thiết bị sử dụng khi phục vụ tiệc, hội nghị, hội thảo để có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế nếu cần. Chất lượng của trang thiết bị không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sự nhìn nhận đánh giá của khách hàng đối với khách sạn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục vụ của nhân viên. Nếu trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả, đảm bảo an toàn lao động. Vì vậy khi có điều kiện, khách hàng bao giờ cũng mong muốn các thiết bị

phục vụ của mình có chất lượng tốt hơn, hiện đại hơn do đó việc hoàn thiện chất lượng các trang thiết bị phục vụ là việc làm không thể thiếu.

Tóm lại khách sạn cần phải không ngừng nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và tiếp tục duy trì và nâng cao các yếu tố như Thương hiệu, Cơ sở vật chất, Sản phẩm/dịch vụ, Đội ngũ nhân viên, Chất lượng phục vụ và Vệ sinh để tác động mạnh hơn đến năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon, điều này giúp khách sạn thu hút nhiều hơn khách hàng chọn lựa sử dụng các dịch vụ tại khách sạn của mình, giúp nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao hình ảnh khách sạn trong tâm trí khách hàng…

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn the reverie saigon​ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)