Bộ phận Food and Beverages

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn the reverie saigon​ (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3 Bộ phận Food and Beverages

1.3.1 Khái niệm bộ phận Food and Beverages

Theo giáo trình “Quản trị Khách sạn” của Nguyễn Quyết Thắng và Ngô Xuân Hào (2015) đã tổng hợp thì: Kinh doanh ăn uống trong du lịch là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp sự phục vụ thức ăn, đồ uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, thưởng thức và giải trí của con người tại nhà hàng và các cơ sở ăn uống khác.

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận Food and Beverages

Theo giáo trình “Quản trị Khách sạn” của Nguyễn Quyết Thắng và Ngô Xuân Hào (2015) đã tổng hợp chức năng và nhiệm vụ của bộ phận F&B như sau:

Chức năng của bộ phận F&B là kinh doanh phục vụ ăn uống để tăng doanh số cho khách sạn, là sợi dây nối liền giữa khách sạn với khách thông qua việc ăn uống hàng ngày để thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm. Đây là bộ phận sản xuất tiêu thụ và tổ chức phục vụ các dịch vụ ăn uống như điểm tâm sáng, trưa, tối, tiệc buffet, hội nghị, hội thảo và các loại tiệc cưới, hỏi khi khách có yêu cầu cùng với những thức uống phong phú, đa dạng từ cách pha chế cho đến cách trình bày sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách, tạo không khí thoải mái, văn minh, lịch sự để khách thoải mái thưởng thức món ăn.

Nhiệm vụ của bộ phận F&B:

- Duy trì các tiêu chuẩn của khách sạn và huấn luyện nhân viên theo quy định

đã đề ra. Phối hợp chặt chẽ với nhà bếp, quầy bar, quầy đón tiếp để giải quyết kịp thời mọi yêu cầu của khách.

- Có biện pháp phòng chống ngộ độc, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho khách trong

và sau khi ăn uống.

- Thực hiện tốt quản lý tài sản, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quy định vệ

sinh nhà hàng, quầy bar, phòng tiệc… có ý thức giúp đỡ lẫn nhau và thường xuyên trao đổi kĩ thuật nghiệp vụ, văn hóa, ngoại ngữ để tăng năng suất lao động, phục vụ có chất lượng.

- Phối hợp với Ban Giám đốc, các đơn vị khác trong bộ phận và các bộ phận

khác trong khách sạn để đảm bảo chuẩn bị các chương trình lễ hội, các hoạt động liên quan đến nhà hàng.

- Phối hợp với bộ phận tiếp thị và kinh doanh lên kế hoạch tiếp thị và bán hàng.

- Hàng tháng báo cáo doanh số nhà hàng thật chi tiết. Xem xét và phân tích báo

cáo hàng tháng.

- Bảo đảm việc mua các nguyên liệu chất lượng cao nhất và giá vốn thấp nhất.

1.3.3 Đặc điểm kinh doanh ăn uống trong khách sạn

Theo giáo trình “Quản trị Khách sạn” của Nguyễn Quyết Thắng và Ngô Xuân Hào (2015) đã tổng hợp kinh doanh ăn uống trong khách sạn có một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Đòi hỏi tính hiếu khách và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thứ hai: Lực lượng lao động trong kinh doanh ăn uống rất lớn.

- Thứ ba: Trong kinh doanh ăn uống người ta có thể cung cấp cùng một dịch vụ

nhưng việc phục vụ thì không thể giống nhau.

- Thứ tư: Tính chất phục vụ liên tục của nhà hàng.

- Thứ năm: Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình phục vụ khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn the reverie saigon​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)