Nội dung cơ bản về cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn the reverie saigon​ (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.5 Nội dung cơ bản về cạnh tranh

1.5.1 Khái niệm cơ bản về cạnh tranh

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế

thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh

nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”.

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.ASamuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường”. Hai tác giả này cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo”.

Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh.

Theo giáo trình Kinh tế Chính trị học Mac-Lenin (2002), “Cạnh tranh là sự

ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích cho mình”. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình một chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của mình để đạt được một hay một số mục tiêu nhất định.

1.5.2 Vai trò của cạnh tranh

Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh thì thường trì trệ và kém phát triển. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển cải tiến sản phẩm để giành lợi thế cạnh tranh về phía mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển các công tác nghiên cứu thị trường, đưa ra sản phẩm có chất lượng cao, tiện lợi, phù hợp với người tiêu dùng hơn. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật như tung tin đồn làm hại đối thủ, hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là một bên dùng thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ, một bên là dùng các công cụ cạnh tranh như cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, sử dụng các chiến lược hậu mãi… để thu hút khách, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Đối với ngành khách sạn: Cũng như đối với doanh nghiệp, cạnh tranh cũng là động lực giúp khách sạn có những biện pháp thích hợp để không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cấp sơ sở vật chất, đặc biệt là không ngừng nâng cao tay nghề của cán bộ, công nhân viên để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cạnh tranh cũng giúp những nhà hàng không ngừng nghiên cứu thị trường, cải tiến thực đơn, luôn tạo sự mới lạ để thu hút khách hàng.

1.5.3 Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp

1.5.3.1 Cạnh tranh sản phẩm

Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trờng. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng đựơc nâng cao, tức là khách hàng có khả năng thanh toán tăng, do đó khách hàng ít nhạy cảm về giá hơn nên sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng nhường vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng.

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vũng và không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, vì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống của doanh nghiệp.

1.5.3.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hóa đó trên thị trường.

Khách sạn cần tìm ra những chính sách giá phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Ngày nay mức sống người dân càng được nâng cao nên giá cả không còn là công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp nhưng nếu kết hợp cạnh tranh bằng giá với những công cụ cạnh tranh thích hợp khác sẽ thu hút được khách hàng hơn.

1.5.3.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

Trong cơ chế thị trường hiện nay, sản xuất tốt chưa đủ để doanh nghiệp tồn tại mà phải biết cách đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng thông qua những kênh phân phối khác nhau. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

Hình 1.2 Cấu trúc kênh phân phối

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bên cạnh đó để thúc đẩy quá trình bán hàng, doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo….Ngày nay nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự sống của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

Doanh nghiệp

Người tiêu dùng

Đại lý Bán lẻ Bán lẻ

- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.

- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường (thương hiệu, chữ tín

của doanh nghiệp).

- Mở rộng quan hệ với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.

1.5.3.4 Cạnh tranh bằng các công cụ khác

Ngoài các công cụ trên, doanh nghiệp còn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng những dịch vụ sau bán hàng, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình ngay cả khi việc giao dịch mua bán đã kết thúc.

Dịch vụ sau bán hàng gồm:

- Đảm bảo thu lại sản phẩm không đúng với thỏa thuận ban đầu và hoàn trả tiền

lại cho khách hàng hoặc đổi lại sản phẩm khác cho khách.

- Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.

- Cung cấp các dịch vụ bảo trì cho những sản phẩm có tuổi thọ dài.

Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức thanh toán rườm rà, nhiều công đoạn hay chậm trễ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Cạnh tranh về thời cơ thị trường: Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm những thời cơ đó sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường xuất hiện do các yếu tố sau:

- Sự thay đổi của môi trường công nghệ.

- Sự thay đổi về yếu tố dân cư.

- Các qua hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.

Thương lượng trong cạnh tranh: Đó là việc thỏa thuận giữa các chủ doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hòa.

Các phương pháp né tránh: Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm một thị trường khác (Một thị trường chiếm thị phần nhỏ mà các đối thủ khác bỏ quên hay không quan tâm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn the reverie saigon​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)