Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thơ Trần Hoàng Vy, trong thơ ông luôn xuất hiện hình ảnh ông, bà, bố và chị gái.
Bố là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ Trần Hoàng Vy. Đó là hình ảnh người bố vui tươi với những món quà nhỏ, hồn nhiên tinh nghịch khi làm con vui bằng hình ảnh con ngựa hí vang. Hình ảnh người bố hiện lên trong thơ Trần Hoàng Vy thật đẹp, ông đã giành cho bố những vần thơ chan chứa lòng biết ơn và kính trọng.
Đó là khi bố trao con những món quà đơn giản để bồi đắp cho tình yêu con lớn:
“Quà của ba ít thôi
Những tấm hình lưu niệm Mang theo con sẽ nhớ
Để tình yêu đắp bồi.”
(Quà của ba)
Có lúc ba thật vĩ đại khi hóa thân thành con ngựa gánh mọi thứ để con vui:
“Bố làm con ngựa Cõng mùa xuân thơm
……….. Bố là con ngựa Đeo lục lạc vàng
……… Bố làm con ngựa
Chở mùa xuân sang…”
(Bố làm con ngựa)
Không quên nhắc tới hình ảnh người mẹ, trong thơ Trần Hoàng Vy một sợi tóc bạc của mẹ cũng làm cho con trẻ phải suy nghĩ và hiểu được giá trị của mẹ, tình cảm của mẹ lớn lao đến nhường nào:
“Mỗi ngày mẹ già.. thêm chút Hy sinh thầm lặng cho con Sức khỏe mẹ dường sa sút Mẹ chăm mọi việc vuông tròn ………. Con biết mỗi sợi tóc bạc Cho con khôn lớn mỗi ngày.” (Sợi tóc bạc)
Trần Hoàng Vy cũng viết nhiều cho người ông với những lời thơ chứa chan tình cảm. Ông gần gũi, thân thương khi đi đón cháu mà mang theo lỉnh kỉnh nhiều thứ quà:
“Mang theo… lủng lẳng ba lô
Cái khăn, hộp sữa, chuối khô làm quà Hôm nay ba mẹ vắng nhà
Ông đi… nhà trẻ thay bà đón Sen” (Ông đi nhà… trẻ)
Ông trở thành nhà thông thái khi giải thích những thắc mắc của cháu về thế giới loài vật: con gà, con vịt, con cún, con trâu, chú bò.
“Ông vuốt râu cười Mỗi loài mỗi khác Như con thích hát Em Hòa thích… chơi” (Ông ơi)
Tình cảm chị em trong thơ Trần Hoàng Vy cũng giáo dục trẻ biết chia sẻ yêu thương, trân trọng tình cảm chị em trong sáng. Chị là người luôn biết nhường nhịn yêu thương em, để từ đó tình cảm chị em thêm thắm thiết mặn nồng:
“Làm chị phải chịu thiệt thòi
Bao nhiêu sung sướng, chớ đòi. Để em Làm chị có cây cà rem
Em mút hơn nửa, có thèm cũng vui” (Làm chị)
Không chỉ có tình cảm gia đình, thơ Trần Hoàng Vy còn dành những lời chứa chan cảm xúc cho những con người lầm lũi nơi phố thị. Đó là dì lao công sớm sớm quét dọn môi trường, thay áo mới cho phố phường sạch thơm. Đó là cụ già hành khất đáng thương mà cháu trích tiền quà biếu ông:
“Rất thầm lặng. Thật dễ thương
Dì lao công giữa phố phường ngược xuôi.” (Dì lao công)
“Trên hè đi bộ Một ông lão ngồi Nón rách để ngửa
Mặt đẫm mồ hôi”
(Người hành khất)
Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, chuân truyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ắt có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng. Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau. Hiểu được ý nghĩa đó, nhà thơ Trần Hoàng Vy cũng dành một góc trong “98 bài thơ thiếu nhi” của mình
để viết về họ. Khi tóc cô bị bụi phấn làm cho trắng nhưng cô đến lớp mà vẫn phảng phất mùi hương:
“Hạt bụi phấn làm tóc cô trắng
Mưa như sương, màu phảng phất buồn Cô đến lớp, tóc dịu dàng nắng
Dạy học trò. Tóc cô tỏa hương…” (Tóc cô)
Vì thế mà khi cô giáo bệnh, lũ học trò kia im bặt lặng thinh:
“Thế là lớp được về sớm Chẳng ai reo hò… lặng thinh Lớp trưởng đứng lên thông báo Chiều thăm cô giáo chúng mình.
Thương cô nằm trên giường bệnh Áo màu xanh của bệnh nhân Chúng em quây quần im lặng Cô cười mà mắt rưng rưng.”
(Cô giáo bệnh)
Có thể thấy thế giới con người trong “98 bài thơ thiếu nhi” hiện lên rất chân thực, gần gũi mà sống động. Trần Hoàng Vy dành hết cái tâm của mình để viết cho các em về những con người hết sức bình thường, giản dị. Đồng thời thông qua đó Trần Hoàng Vy còn muốn giáo dục các em hãy trân trọng và biết ơn họ cả những người quen và chưa quen. Tất cả họ, trẻ em, loài vật, người lớn... xuất hiện trong từng câu chuyện khác nhau tuy có tính cách, ngôn ngữ riêng, nhưng hầu như đều hành động hướng về cái thiện, cái mĩ của cuộc sống. Dạy trẻ biết yêu thương, trân trọng những người xung quanh mình. Đó chính là cái tâm cái tài của người cầm bút như Trần Hoàng Vy.