Thế giới cỏ cây, hoa trái, thiên nhiên

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 30 - 35)

Trần Hoàng Vy đưa ta tới một thế giới thi ca từ cánh đồng đến khoảng trời xanh biếc mênh mông và vô cùng rộng lớn. Đấy là một thế giới riêng huyền diệu, chỉ trẻ thơ mới được phép ra vào tự do. Trong thế giới riêng đầy bí ẩn ấy, Trần Hoàng Vy đã viết nên những câu thơ ngộ nghĩnh và đáng yêu về cỏ cây, con vật, đồ vật, thiên nhiên để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

Những chi tiết đời thường vào thơ thật tự nhiên, dung dị, nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Trần Hoàng Vy, chúng hiện lên là những hình ảnh thơ tuyệt đẹp: lục bình xanh ven sông, con cá quẫy trong vó, những cần vó, bè đăng vươn lên trong nắng gió, con thuyền đưa trẻ qua sông… Tứ thơ này thì khó có nhà thơ nào khác vượt được Trần Hoàng Vy khi viết về sông nước: “Con thuyền đưa trẻ qua sông/ Mái chèo vỡ đôi hạt

nắng”. Đó là cái đẹp và là những giá trị chỉ có thơ ca mới có. Vì thế dù cuộc sống có

thế nào thì nhà thơ vẫn lừng lững diễm tuyệt trong không gian và thời gian, bởi vì nhà thơ giúp ta nhận ra cái đẹp ngay trong cái đời thường.

Thế giới cỏ cây trong thơ Trần Hoàng Vy vô cùng phong phú, đa dạng với 17

bài thơ. Đó đều là những cây cối quen thuộc xung quanh cuộc sống của chúng ta:

Hoa cỏ hôi; Hoa dã quỳ; Thạch thảo; Lộc vừng; Quả thanh trà; Quả mít; Hoa mồng gà; Hoa lan hài; Đóa sen; Chùm phượng sớm; Bằng lăng đầu hạ; Rừng sim; Hoa gạo đỏ; Cây dừa; Cây chuối; Mùa vàng mai; Hoa đồng tiền. Nhưng khi

đi vào thơ lại mang một hình ảnh mới lạ: Cây dừa làm duyên dáng:

“Cây dừa xõa tóc Gội vào gió thơm” (Cây dừa)

Hay đó là cây chuối trước nắng, mưa mà rách tươm te:

“Nắng, mưa, gió rách tươm, te

Vẫn ôm buồng nải đợi khoe chuối vàng.” (Cây chuối)

Quả thanh trà trở thành món quà chua ngọt mang mùi hương của nắng hạ:

“Quả theo vòng xe đẩy Trên vai chị nhún nhẩy Một rổ nắng gom đầy Góc phố bà rao bán”

Đó là khi quả sim trở thành quà đưa dâu:

“Rừng sim bày trận giả Tím môi cười bên nhau Hoa sim mừng chiến thắng Mang làm quà… đưa dâu.”

(Rừng sim)

Dã quỳ - loài hoa vốn mọc ở đồi núi, thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.

“Rưng rức nụ vàng, mưa lan man Bỗng một trưa rực nở hoa vàng Lũng sâu, đèo thấp, lên cao nắng Lòng cũng theo hoa, mắt ngập tràn…” (Hoa dã quỳ)

Đó là hoa mồng gà trốn mưa:

“Tội nghiệp hoa mồng gà Sợ ướt mà trốn đâu? Cái chậu bé như thế Lá làm sao che đầu?”

(Hoa mồng gà)

Và khi sự xuất hiện của một chùm phượng sớm làm xôn xao cô cậu học trò cuối cấp, phượng xuất hiện hôm nay báo hiệu một sự chia xa:

“Bất chợt một chùm phượng sớm Xôn xao mắt của học trò

Chiều nay mưa qua lớp học Gặp năm học cuối… thập thò.”

Hoa gạo đỏ như những cái chuông, treo lơ lửng giữa trưa nắng hè:

“Cành gai nhọn sắc Nụ thành cái chuông Thắp lên hoa lửa Những trưa gió buồn.” (Hoa gạo đỏ)

Trần Hoàng Vy giúp các cháu biết về sự vật xung quanh, nhưng cũng đồng thời khơi gợi trong các cháu cảm thức về cái đẹp trong thế giới thần thoại. Đó là chỗ sâu xa của giáo dục nhân bản. Nhiều bài thơ có thể làm cả bạn đọc người lớn kinh ngạc về vẻ đẹp của thiên nhiên sự vật mà ta đã có lần bắt gặp đâu đó.

“Cánh sen khép cửa Che nhụy, che hoa Mưa qua lại nở

Hương sen chan hòa.” (Đóa sen)

Sau khi cho trẻ nhận biết về sen, nhà thơ cho trẻ thưởng thức cái cái đẹp của hương sen. Bài thơ về sen chưa có gì đặc biệt. Câu chuyện phát triển bằng một tình huống bất ngờ. Đó là sự xuất hiện của con ếch cốm dưới lá sen. Có lẽ con ếch xoay mình làm rung rinh lá sen, và hạt nước trên lá sen lăn qua lăn lại. Và Tứ thơ độc đáo sáng lên: “Có con ếch cốm/ Che dù lá sen/ Làm lăn hạt nước/ Tưởng đêm

lên đèn”. Nhân tiếng ếch kêu ồm ộp, nhà thơ nhắc nhở các cháu việc học bài.

Thơ về bốn mùa, mưa nắng, trăng sao có nhiều bài hay, để lại những ấn

tượng sâu nặng nghĩa tình. Trong đó, mùa xuân 2 bài, mùa hạ 8 bài, mùa thu 2 bài, 8 bài về thiên nhiên mưa nắng: Tiếng ngựa gọi xuân; Con mắt mùa xuân; Nghỉ hè;

Nghỉ hè trái rừng về phố; Mùa hè leo núi; Hạ sớm; Bằng lăng đầu hạ; Chùm phượng sớm; Cảm ơn tiếng ve; Nắng thu; Trăng; Trăng biển; Ngôi sao; Tháng Ba; Mưa sớm; Mưa; Mong mưa…

“Lúa đồng mỏi mắt mong mưa Sợi dây lang rũ ngọn lưa thưa gầy Lá nằm thiêm thiếp trên cây

Bụi gai xấu hổ giăng đầy lối qua Trở mình tiếng sấm thật xa Ông mây còn mãi tà tà rong chơi Giữa trưa đang nắng. Mưa rơi

Trẻ con réo gọi. Mưa rời rạc buông! Mong mưa lũ trẻ … tắm truồng

Ngàn cây thức dậy, đổi buồn làm vui.” (Mong mưa)

Mùa xuân con ngựa cũng vui mừng, bắt cặp với nhau chào xuân mới:

“Thấy nhiều bạn ngựa Bắt cặp sóng đôi Chạy quanh quanh đồi Hí mừng xuân tới”

(Tiếng ngựa gọi xuân)

Mùa hạ sang được Trần Hoàng Vy dành nhiều lời thơ nhất, mùa hạ trong thơ ông rất gần gũi, thân thương. Hạ sang cả tiếng ve và cả tâm hồn trẻ cũng cảm thấy nô nức, hân hoan. Mỗi bài lại mang những cung bậc khác nhau của thiên nhiên mùa hạ. Khi hạ sang sớm làm những con mắt tuổi thơ kia ngơ ngác lạ kì:

“Những trang vở cuối… mỏng ra Chợt nghe hạ sớm mắt là lạ sao?” (Hạ sớm)

Hè đến là mùa để bình chọn cháu thành trò ngoan:

“Nghỉ hè giúp mẹ, giúp anh

Hết hè. Bình chọn em thành… trò ngoan!” (Nghỉ hè)

Hè đến trái rừng rong chơi nơi phố thị trong Nghỉ hè trái rừng về phố:

“Nghỉ hè về phố Trái rừng rong chơi”

Nắng mùa thu cũng chan hòa, dịu hiền đầy tình nghĩa học trò:

“Nắng thu trên mắt Hồn nhiên mi mềm”

(Nắng thu)

Tập thơ cũng có những bài thơ hướng trẻ từ thiên nhiên đến đời sống xã hội. Nhà thơ đem đến cho trẻ nhiều bài học thú vị. Cháu sẽ nhặt lá cây mai ngày nào để mai nở hoa đúng dịp tết (Chim chích, Bé và lão mai). Một vỏ ốc biển tưởng như vô ích lại trở thành giá trị trong bàn tay con người (Vỏ ốc biển). Ngôi sao trên biển cũng là ngôi sao trên mũ, thức cùng chú hải quân (Ngôi sao). Thế giới tự nhiên mang đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cảm giác không thể có ở đâu khác. Bên cạnh đó, việc cho trẻ tiếp xúc với thế giới tự nhiên cũng giúp xây dựng cho trẻ ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường, một trong những điều quan trọng và thiết

yếu cần giáo dục cho trẻ hiện nay. Tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên

nhiên bảo vệ môi trường của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hành động của người lớn, trẻ sẽ không nghe lời cha mẹ khi cha mẹ luôn nói với trẻ “con phải yêu cây xanh” nhưng chính cha mẹ lại có hành động ngắt lá bẻ cành bừa bãi. Vì vậy, để giáo dục trẻ những đức tính này thì cha mẹ cần là tấm gương sáng cho trẻ, dạy trẻ

biết yêu cái đẹp của thiên nhiên cây cỏ, biết cảm nhận cuộc sống xung quanh, để tâm hồn trẻ thêm trong sáng.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 30 - 35)