Nhận thức về cái đẹp

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 49 - 52)

Giờ đây trong công cuộc đổi mới xã hội sâu sắc và toàn diện những nhân tố mới, những kết quả bước đầu quan trọng, những con người của CNXH đích thực đã xuất hiện và nhân lên mạnh mẽ. Chúng ta tin rằng nghệ sĩ và nghệ thuật sẽ đi cùng chiều và đi trước để ghi nhận, gây men, dự báo, đinh hướng. Muốn vậy, trước hết, nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời nhìn thấy những cái mới mẻ. Nhưng sẽ không đơn giản một chút nào khi nhận thức và phản ánh cái mới, cái đẹp trong xã hội. Nhất là con người ngày nay năng động, cởi mở, nhảy vọt về tất cả mọi phương diện sống của nó, từ hoạt động thực tiễn, lối sống, nhân cách, lời nói đến ý thức, tư tưởng, tâm lý, tình cảm...

Và một khi mà, tâm hồn trẻ tràn ngập niềm hân hoan vui sướng thì những cảm xúc lớn lao được nảy sinh. Từ chỗ rung động trước cảnh đẹp, trẻ sẽ yêu quý thiên nhiên hơn, yêu quý cuộc sống hơn và muốn mình trở nên “người lớn” hơn để làm những việc có ích hơn.

Đó là công sức những lúc giã bàng giúp gia đình. Mồ hôi chứ nào phải mực mà dễ để dấu! Muốn in thành vết, phải qua nhiều tháng nhiều năm! Ai mà không cảm động khi phát hiện ra chiếc chày đã ghi lại biết bao mồ hôi mà em cống hiến cho cuộc sống. Những giọt mồ hôi ấy, vô màu mà vô giá!

“Chày bàng,

Lỡ nhịp mồ côi. Còn in dấu vết, Mồ hôi em cầm.”

(Xóm giã bàng)

Trong ý thức tự giác, cái tôi ích kỷ, ham ăn… của trẻ cũng được thu nhỏ lại để sự chia sẻ được lớn rộng ra. Ở một viên kẹo nhỏ bé, các em đã thể hiện được sự nhường nhịn rất đồng đều:

“Cộng vào chẳng thể vui lâu

Chia ra mỗi bạn mỗi màu thích ghê”

(Những viên kẹo bảy màu)

Em đã nao nao buồn khi thấy sợi tóc mẹ rơi trên gối. Những nhạy cảm nơi tâm hồn này, hẳn sẽ là vốn sống giàu có, là bản chất nhân văn quý báu cho trẻ lúc trưởng thành:

“Con biết mỗi sợi tóc bạc Cho con khôn lớn mỗi ngày.” (Sợi tóc bạc)

Dù được cưng nựng, được chăm lo đầy đủ:

“Sinh nhật chú tặng cho Ipad

Vừa chơi game, lướt web, học hành” (Cái Ipad)

Nhưng ai dám bảo chú nhóc hiện đại ấy không biết đến người khác, thờ ơ với những thứ xung quanh? Không, từ thực tế, tác giả cho ta thấy rằng tình yêu thiên nhiên đến tình yêu con người là một quãng rất gần. Tình cảm chan chứa ấy không còn bó hẹp nơi bạn bè và người thân nữa mà thành một ý thức cộng đồng tốt đẹp đối với người không quen biết. Trong khi mà ngay cả người lớn trong cuộc sống hằng ngày đã phô ra rất nhiều vô tâm vô tình, thì hành động của trẻ thật đáng khen:

“Ghế hết rồi phải đứng

Cháu đứng lên nhường ông!”

(Trên xe bus)

Ở một không gian rộng lớn, vĩ đại hơn, tác giả đã không để ngôn ngữ của mình thành những bài giáo dục khô cứng mà thay vào đó là những hình ảnh nhỏ bé, thân thương. Biển, đảo, quê hương… mơ hồ như luôn ở cạnh một bên với trẻ. Một hình bóng luôn gần gũi như thế, thì khi lớn lên trẻ làm sao mà không ra sức

bảo vệ và giữ gìn? Thành công của nhà thơ Trần Hoàng Vy là ở chỗ này, lấy cái nhỏ bé để mở ra cái vô cùng.

Một nét chữ thôi, cũng nghe thấy sóng:

“Nghe mùi vị biển chữ nghiêng

Hình như có sóng từ miền Trường Sa?” (Chú ở Trường Sa)

Quê hương như một nỗi gắn kết không buông rời, hiện diện cả trong giấc ngủ:

“Nhớ ngày đồng xanh cỏ biếc Cánh diều no gió bay cao Nửa đêm giật mình thao thiết Tiếng con dế gáy nơi nào?”

(Nhớ quê)

Khi trẻ nhận ra rằng, các món quà xe đạp, đồ chơi, quần áo… đối với nó

vẫn không đẹp bằng những tấm hình lưu niệm:

“Quà của ba ít thôi

Những tấm hình lưu niệm Mang theo con sẽ nhớ Để tình yêu đắp bồi.”

(Quà của ba)

Chắc rằng khi tập sách đến tay thiếu nhi, tác giả và người lớn chúng ta không có mặt ở đó. Nhưng các bậc người lớn có quyền hy vọng rằng, từ trong những câu chuyện bằng thơ diễm ảo bước ra, các em sẽ trở thành một người khác! Từ đây, có những cái không thể mà các em vẫn với tới, vẫn vươn tới tự do trong tưởng tượng để tìm đến những chân trời mới mẻ.

Con đường nghệ sĩ tiếp cận cái đẹp trong đời thực và đưa nó vào nghệ thuật là không đơn giản. Điều đó đòi hỏi năng lực toàn diện của nghệ sĩ. Vấn đề là ở chỗ: Công chúng khi tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật không thể "chỉ thấy tối sầm” mà phải có được

ánh sáng để "nhảy qua bóng tối" đi tới cuộc sống cần có. Thật là buồn phiền, mấy năm trở lại đầy, nền nghệ thuật của chúng ta lặn ngập quá sâu vào đời thường mà hiệu quả xã hội của nó thật ít ỏi. Những bông hoa nghệ thuật chưa mọc lên rực rỡ, tác giả có tầm cỡ chưa xuất hiện. Công chúng nghệ thuật vẫn chờ đợi và vẫn tin rằng xã hội của chúng ta, với những xúc cảm lớn nhất định sẽ kết tinh được các giá trị nghệ thuật xứng đáng với cuộc đời. Và, trong khi công nhận sự trưởng thành của nhân vật trẻ em, nhà thơ Trần Hoàng Vy vẫn không thôi sáng tác. Anh vẫn âm thầm làm một bờ vai tin cậy để lý giải, để làm chỗ vịn vững chắc cho các em...

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 49 - 52)