Giáo dục trẻ về truyền thống gia đình

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 45 - 49)

Bao đời nay, ông cha ta đã tạo dựng một nề nếp gia phong như: con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng thủy chung, anh em đoàn kết thuận hòa, kính trên nhường dưới... Ðó là tinh hoa văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đến nay, tuy cuộc sống đã khác trước, hiện đại hơn nhưng vẫn còn nhiều gia đình giữ cho mình những gốc gác, gia phong mà cha ông ta tạo dựng nên.

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Đạo lý “Kính trên nhường dưới”, “Uống

nước nhớ nguồn” luôn được khắc sâu trong tâm khảm mỗi người con trong gia đình, là điều không thể thiếu đối với việc gìn giữ những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam dù trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử. Trần Hoàng Vy giúp các cháu khám phá nhiều vẻ đẹp của tình gia đình và thông qua đó là những bài học nhẹ nhàng thấm thía. Đầu tiên là những bài học cho trẻ cảm nhận được tình yêu của những người thân trong gia đình như: ông bà, bố mẹ, anh chị em:

Tiếng ve nhắc cháu về thăm ông:

“Tiếng ve nhắc nhớ vùng quê

Cám ơn! Mai mốt cháu về thăm ông!” (Cám ơn tiếng ve)

Ông thay bà đón cháu ở nhà trẻ, lỉnh kỉnh mọi thứ, nhưng cũng là đầy ắp tình thương:

“Mang theo… lủng lẳng ba lô

Cái khăn, hộp sữa, chuối khô làm quà” (Ông đi nhà trẻ)

Ông thay cô giáo giải đáp cho cháu những điều trái ngược mà cháu không hiểu, chẳng hạn tại sao trâu thì biết bơi, còn bò thì:

“Qua sông không được Cứ kêu ụm bò…”

( Ông ơi)

Điều này chắc các cô giáo ở thành phố không thể trả lời cho cháu được. Ông cũng dạy cháu những bài học từ cổ tích, thật giản dị cụ thể:

“Gieo gió thì phải gặt bão

Tham tàn phải gặp tai ương Làm người hiền phải thử thách Người tài phải lắm gian nan” (Cổ tích)

Dạy cháu ghi nhớ hình ảnh người bà mỗi lần thấy khói bếp:

“Nhớ khói, căn bếp của bà ấm Gió mùa đông xao xác phên gầy

………. Cháu xa quê, lần về thơ thẩn Ngắm khói, ngắm bà tóc như mây Sợ khói bay, sợ bà... Đi mất

Nên chụp ảnh bà giữa khói cay…” (Khói bếp)

Hình ảnh người cha, người mẹ cũng được khắc họa ấn tượng trong tâm hồn trẻ qua những sinh hoạt đời thường: bố làm con ngựa, quà của ba, “Con dế” của bố, sợi tóc bạc của mẹ, dê con quỳ bú mẹ. Có khi chỉ một chi tiết rất nhỏ cũng đủ giúp trẻ nhận ra bao nhiêu tình yêu thương của mẹ. Những giây phút vui đùa bên các con là khoảng thời gian mà các bậc cha mẹ tìm được sự thoải mái và thảnh thơi nhất sau những giờ làm việc mệt nhọc:

“Vở mới thơm giấy mới Nắn nót mẹ đề tên Bé bắt đầu lớp mới

Chăm ngoan nhé đừng quên?” (Quyển vở mới)

Cha mẹ vẫn luôn là một hình ảnh thiêng liêng nhất, là điểm tựa trụ cột của gia đình, của con cái nên dù có ra sao thì họ vẫn sống mãi trong lòng mỗi người con như chúng ta. Trân trọng và giữ gìn từng khoảnh khắc đẹp đẽ nhất bên ba mẹ là một việc làm cần thiết. Trần Hoàng Vy dạy cho trẻ nhận ra sự vất vả của người mẹ ôm con đếm sao trời. Đếm hoài không hết một đời long đong.

“Con biết mỗi sợi tóc bạc Cho con khôn lớn mỗi ngày.” (Sợi tóc bạc)

Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lí tưởng và tương lai vì thế những món quà từ cha rất nhỏ nhưng cũng đầy ắp tình yêu thương theo con suốt đời:

“Quà của ba đơn giản Mấy quả chuối, viên bi Mà con cất, con giữ

Bạn đừng hỏi… quà chi?”

Dù ở đâu, đi đâu hay sống ở đâu thì tình cảm người con dành cho cha mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả, không gì có thể đong đếm được. Cha mẹ là người yêu thương con vô điều kiện, và không thể có thứ tình cảm nào có thể vượt qua được tình cha mẹ.

Chị gái có thể là một người bạn thân nhất, cũng có thể là rắc rối lớn nhất trong cuộc đời. Nhưng dù cho có thế nào đi nữa thì chị gái vẫn là một người cực kì thân cận đối với chúng ta, dễ dàng thấu hiểu và chia sẻ mọi thứ cùng ta.Tình cảm của chị gái luôn rất lạ, dịu dàng nhưng mạnh mẽ, không hề giống tình cảm của mẹ, cũng không giống bất kì tình cảm nào trên thế giới này. Trần Hoàng Vy dành những lời thơ cho tình cảm chị em trong gia đình:

“Đến chừng “Chị ngã em nâng”

Chị em khúc khích. Em phần chị yêu!...” (Làm chị)

Tình cảm gia đình mang đến sức mạnh vô giá mà không cá nhân nào có thể phủ nhận được, trở thành điều đáng giá nhất còn lại sau khi trải qua nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Mỗi cá nhân đều có những khoảng lặng cho riêng mình. Có những người tìm khoảng lặng trong tình bạn, có những người thấy cuộc sống của họ ý nghĩa trong tình yêu và có những người cho rằng tình cảm gia đình là khoảng lặng ý nghĩa nhất trong cuộc sống của họ. Cuộc sống vẫn xoay vần, xã hội vẫn tiếp diễn từng nhịp đều đặn của nó nhưng tình cảm gia đình vẫn là những điểm tựa vô cùng giá trị đối với mỗi con người, là nơi mà con người vẫn hướng về sau một hành trình dài mệt mỏi của cuộc sống lợi danh. Trần Hoàng Vy không chỉ mang đến những bài học bổ ích cho trẻ để trẻ nhận biết tình cảm của những người thân mà còn dạy trẻ biết yêu thương quý trọng họ. Từ đó hình thành tính cách coi trọng gia đình, phát huy truyền thống gia đình của dân tộc.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 45 - 49)