Thi pháp ca dao

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 57 - 63)

Thi pháp là cơ chế vận hành ngôn ngữ, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Khoa học này được áp dụng trong cả văn học viết và văn học dân gian.

Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm và mơ ước, khát vọng của người bình dân. Vì lẽ đó, khi những câu ca dao được ra đời và truyền đi trong cộng đồng, nó đã bị phai dần cái tôi trữ tình… sáng tác của một cá nhân mà được sửa đổi đôi chút và trở thành của cả cộng đồng, của cả những con người có cùng tình thế, ước mơ, tình cảm như câu ca dao. Và có lẽ vậy mà qua ca dao ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái tim yêu thương của người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường vượt lên mọi khổ cực của cuộc sống. Vì thế nhân vật trữ tình trong ca dao là người bình dân, người thi sĩ, những người sáng tác, người diễn xướng,… thống nhất với nhau.

Hiểu được những giá trị đó mà trong sáng tác của mình, đặc biệt là tập “98

bài thơ thiếu nhi” tác giả Trần Hoàng Vy đã dày công xây dựng những nhân vật

gần gũi, thân thương sao cho dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ. Luyện cho các em những bài học bổ ích, những kiến thức hay và hơn nữa là tình cảm yêu thương vạn vật, muôn loài.

Trước hết, ông tập trung xây dựng các nhân vật trữ tình, chủ thể thường được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với đối tượng trữ tình, biểu hiện qua hai loại nhân vật. Hình tượng con người được trực tiếp thể hiện tình cảm, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca như:

“Em nằm nghe, đếm tiếng mưa

Bỗng nhiên nhớ phố đêm vừa tiếng xe” (Con vạc sành)

“Ơi Trường Sa, Hoàng Sa Đảo của dân Việt ta Đi đâu em cũng nhớ Đảo như là bông hoa.” (Đảo) “Về quê thật… lạ,

Quen rồi thật thân Những tên hoa lá Xếp hàng quanh sân Ở quê… cây trái Bạn bè thích mê Cháu mở Ipad Khoe mình ở quê”

(Ở quê)

Các nhân vật được trực tiếp bộc lộ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình vừa phù hợp với thi pháp cổ trong ca dao và thơ vừa phù hợp với tâm lý trẻ em. Những cảm xúc chân thật, bình dị bắt nguồn từ chính những suy nghĩ non nớt của các em.

Tiếp theo các nhân vật trữ tình được đặt trong nhiều mối quan hệ. Quan hệ gia đình: mẹ-con, cha-con, vợ-chồng, anh-em,… Gia đình là thiết chế của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ cơ bản của xã hội. Trong nhận thức của chúng ta, gia đình và những người có quan hệ thân tộc là chỗ dựa quan trọng nhất về tình cảm, là nơi nuôi dưỡng những giá trị hạnh phúc... Ý thức rõ về vai trò, giá trị của gia đình nên mỗi thành viên trong gia đình luôn nâng niu, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp từ đó đạo đức, lối sống, quan hệ huyết thống được hình thành, bồi đắp. Vậy nên, nếu họ gặp phải những tổn thất, những biến cố xảy ra, liên quan đến các thành viên trong gia đình, họ hàng thân tộc thì họ hết sức lo lắng, buồn phiền.

Bị chi phối bởi đặc điểm tâm lý coi trọng tình cảm gia đình thân tộc, nên trong cuộc sống, người Việt luôn bày tỏ thái độ ân cần, tình cảm, quan tâm, lo

lắng, tôn trọng nhau. Sự coi trọng quan hệ thân tộc được biểu hiện rõ rệt qua các tín hiệu ngôn ngữ. Chẳng hạn như cách xưng hô gần gũi, thân mật, sự phân biệt ngôi thứ trong quan hệ thân cận của người nói và người nghe. Nằm trong mạch tư duy đó, Trần Hoàng Vy khi xây dựng tính giáo dục đã hướng các em thiếu nhi biết trân trọng tình cảm gia đình - một trong những tình cảm được xem là thiêng liêng nhất.

“Quà của ba ít thôi

Những tấm hình lưu niệm Mang theo con sẽ nhớ Để tình yêu đắp bồi…”

(Quà của ba) “Mang theo… lủng lẳng ba lô

Cái khăn, hộp sữa, chuối khô làm quà Hôm nay ba mẹ vắng nhà

Ông đi… nhà trẻ thay bà đón Sen” (Ông đi nhà… trẻ)

Con người còn được đặt trong quan hệ xã hội: người nông dân, người lao động…

“Rất thầm lặng. Thật dễ thương

Dì lao công giữa phố phường ngược xuôi.” (Dì lao công)

Nói tóm lại, nhờ thi pháp ca dao mà Trần Hoàng Vy bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… Vì thế tập thơ này có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc mà những con người thấp cổ bé họng không biết chia sẻ cùng ai. Việc sáng tạo độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ có yếu tố này trong thơ thiếu nhi này. Đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

3.1.2. Đồng dao

Nhà thơ Trần Hoàng Vy đã có nhiều tác phẩm đặc sắc viết cho thiếu nhi, đồng thời anh cũng đạt nhiều giải thưởng từ địa phương tới trung ương. Trong thơ Vy bộc lộ những tình cảm của mình với trẻ. Đó là những gì nhà thơ Trần Hoàng Vy đã đóng góp cho văn chương thiếu nhi Việt Nam.

Đọc thơ viết cho thiếu nhi của Trần Hoàng Vy, tôi thấy anh đã sử dụng nhiều yếu tố đồng dao để viết được những bài đồng dao mới rất hay. Đồng dao nhiều bài dạy cho trẻ về sự vật xung quanh: Cái bống là cái bống bang; Ông trăng xuống chơi cây cau; Con tôi buồn ngủ buồn nghê…

“Oẳn tù tì ra cái gì… Ra cái này… Bạn ra cái bao, tôi ra cái kéo Cắt bông hoa giấy, ồ bạn khéo tay Lại ra cái búa, tôi ra cái bao

Bao đựng toàn hoa nên bao thơm lựng!” (Oẳn tù tì)

Tiếng chim cu gáy báo hiệu thu sang:

“Cúc cù cu… cúc cù cu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng con cu gáy gọi thu trở mình” (Tiếng cu gáy)

Trong Bố làm con ngựa đồng dao rất hay:

“Bố làm con ngựa Cõng mùa xuân thơm ………. Bố làm con ngựa Đeo lục lạc vàng ……….

Bố làm con ngựa Mỗi lần con đau ……… Bố làm con ngựa Chở mùa xuân sang”

Trần Hoàng Vy cũng có những bài dạy cho trẻ về sự vật mà đồng dao không có. Đó là khi nhà thơ dạy cho cháu về màu sắc, mùi vị của các loại quả trên rừng:

“Trái trâm mọng tím Trái trường ngọt… chua ……….. Trái gùi vàng cốm Trái mây thẫm mầu ……… Trái say đen mướt”

(Nghỉ hè trái rừng về phố) Những cơn mưa đến sớm cho trẻ quan sát cảnh vật:

“Lộp bộp trời đổ mưa Cỏ nằm mơ lún phún Đàn vịt con quang quác

Mát ! Mưa ! Thích thích chưa?” (Mưa sớm) “Lão mai se mình chuyển nhựa Làm sao bớt lá… đơm bông Chim chích… nhặt sâu, còn lá Hay là rủ bé… cho đông?”

“Để mềm cây lá xanh trưa

Con ve… giặt áo. Dạ thưa đón… hè!” (Tháng Ba)

Đồng dao có bài là một câu chuyện ngộ nghĩnh và đa nghĩa: “Con mèo mà trèo cây cau”, “Con vỏi con voi/ Cái vòi đi trước”,… Trần Hoàng Vy cũng có nhiều bài thơ kể chuyện sống động: Đom đóm đi học, Dàn kèn ếch, Khúc nhạc vườn, Người hành khất, Khói bếp, Chợ tết…

Chuyện của những con đom đóm chăm chỉ đến trường ban đêm:

“Chiều quê chập choạng Nắng nhòa trong sương Một đàn đom đóm

Thắp đèn đến trường…”

(Đom đóm đi học)

Hay những chú ếch lập thành dàn nhạc trong Dàn kèn ếch:

“Trời mưa con ếch Trên tàu lá sen Ếch đang tắm mát? Hay đang thổi kèn”

Nhiều bài trong tập “98 bài thơ thiếu nhi” có thể dùng hát ru như hát ru của ca dao: Tiếng cu gáy, Làm chị, Chợ quê, Cây chuối

“Mới ngày nào bắp đỏ hồng Bây giờ xếp đặt bế bồng nải con Màu xanh còn rất nõn, non

Nên những chiếc lá quây tròn chở che” (Cây chuối)

Nhà thơ Trần Hoàng Vy sáng tác những trò chơi và những bài đồng dao đi kèm chơi trò chơi ấy. Và nếu có thêm những bài thơ kể truyện như ca dao (Con mèo mà trèo cây cau hay Thằng cuội ngồi gốc cây đa, Cái cò cái vạc, cái nông/ Sao mày dẵm lúa…) thì thơ thiếu nhi của anh sẽ có nhiều cơ hội đi sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ. Ngay trong tập “98 bài thơ thiếu nhi” này, tôi cũng thấy

nhiều bài đáng được đưa vào sách giáo khoa cho các cháu học, vì giá trị giáo dục và giá trị thẩm mỹ rất cao.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 57 - 63)