Những câu chuyện được tác giả kể với giọng kể gần gũi người đọc. Đôi lúc, “nhà văn” trong Trần Hoàng Vy chỉ còn là một người kể chuyện dễ nghe, dễ hiểu, dễ cảm và dễ nhớ. Nhưng ai bảo rằng bạn đọc không hiểu ra được những bài học ẩn bên trong các câu chuyện? Là lòng tốt của các cô, cậu bé với những cảnh đời bất hạnh (của cả người và vật), là tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, là sự dũng cảm vượt qua khó khăn... Ngôn ngữ được tác giả sử dụng cũng đem lại “không khí” truyện khá có nét Nam bộ: bự xự, lóng rày, cái la-dô...
Làm chị phải chịu thiệt thòi đó là lời dăn dạy đầu tiên mà Vy dành để nói với những đứa trẻ được làm anh, làm chị và cây “cà rem” (kem) trong thơ Trần Hoàng Vy đã trở thành thiên sứ mang những giấc mơ đẹp đến cho em bé bởi trong nó chứa đựng tất cả tình thương yêu chăm sóc của người anh, dù người anh đấy chỉ hơn em vài tuổi:
“Làm chị chia ngọt sẻ bùi
Có khi phần chị ngậm ngùi nhường em… Đến chừng “Chị ngã em nâng”
Chị em khúc khích. Em phần chị yêu!...” (Làm chị)
Suy nghĩ của người chị vừa trẻ thơ, vừa người lớn. Trẻ thơ cũng muốn được hưởng thụ cây “cà rem” thú vui của tuổi nhỏ. Nhưng nó cũng người lớn vì nó hiểu cái cao cả của vai trò làm chị.
Không chỉ dạy các em chia sẻ tình yêu thương trong gia đình, Trần Hoàng Vy còn hướng các em đến những người xung quanh. Những viên kẹo bảy màu đã thành niềm vui chia sẻ:
“Mỗi viên chỉ có một màu
Chia ra các bạn cùng nhau vui đùa Khoe nhau kẹo của bốn mùa
Vàng, xanh, tím, đỏ… ngọt, chua, béo, bùi?
Gom chung bảy sắc, bảy mùi
Chia ra thêm được niềm vui bảy màu Cộng vào chẳng thể vui lâu
Chia ra mỗi bạn mỗi màu thích ghê.”
Dạy cháu chăm học thành trò ngoan của Bác:
“Lớp năm là phải giỏi Bài học phải nằm lòng Là cháu ngoan của Bác
Xứng danh Đội… Tiền phong!” (Lớp Năm )
Dạy cháu nhớ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của dân ta:
“Ơi Trường Sa, Hoàng Sa Đảo của dân Việt ta
Đi đâu em cũng nhớ Đảo như là bông hoa.” (Đảo)
Những bài thơ hay cho trẻ thơ thường khơi gợi ở các em khả năng cảm nhận cuộc sốngqua lăng kính của cái đẹp và lòng nhân ái. Ở đó chức năng giáo dục được thể hiện một cách tự nhiên, nhuần nhị thông qua chức năng thẩm mĩ.