Tư duy cảm nhận cái đẹp

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 52 - 56)

Ánh mắt trẻ thơ trong Trần Hoàng Vy cũng khá tinh tế khi quan sát thế giới xung quanh tạo cho các em thói quen nhận biết đánh giá cuộc sống bằng cách riêng của mình mà người lớn thường gọi là "thế giới tuổi thơ". Điều này người đọc bắt gặp rất nhiều.

Trẻ không còn sợ những cơn mưa bất chợp vì nó ví von đó là cảnh ông trời tắm:

“Rõ có ông mặt trời Hạt mưa bỗng rơi rơi A! Ông trời đang tắm.”

(Ông trời tắm)

Biết rằng muốn hoa mai nở đẹp vào ngày tết thì phải vặt lá đi:

“Bé nhớ lời bà: Muốn Tết Tháng mười, rằm trẩy lá mai”

(Chim chích, bé và lão mai)

Hay chỉ từ vỏ ốc xù xì, xấu xí nó cũng biết cách nghe lời hát của biển:

“Bạn gái để lên tai Nghe hát lời của biển Bạn trai phùng miệng thổi Tiếng u u ngân dài…”

(Vỏ ốc biển)

Thấy rằng hình ảnh bà ngồi trong khói bếp thật đẹp nên muốn chụp lại để lưu giữ:

“Sợ khói bay, sợ bà… đi mất Nên chụp ảnh bà giữa khói cay…” (Khói bếp)

Trẻ em khi được trang bị những kiến thức về các vấn đề của cuộc sống, các em sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc giúp đỡ, nhường nhịn người xung quanh từ đó có những hành động thật đẹp:

“Ghế hết rồi phải đứng Cháu đứng lên nhường ông! ……….

- Chẳng có gì ông ạ Nhường nhịn nhau thật vui.” (Trên xe bus)

Ai nói trẻ em không biết như thế nào là cuộc sống đẹp, là cuộc sống vui, cuộc sống ý nghĩa… các em có cái cảm nhận và thắc mắc đấy chứ:

“Cháu thương Thạch Sanh, cô Tấm Lại buồn cho Cám, Lý Thông… Giá phải cùng hiền, lương thiện Cổ tích mình vui lắm không?” (Cổ tích)

Nhà thơ không phải là nhà giáo. Bởi nhà giáo là người có nhiệm vụ giáo dục trẻ theo mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp sư phạm ở trường. Nhà thơ giáo dục trẻ bằng cái đẹp của thơ ca. Thiếu phẩm chất này thơ viết cho trẻ không có chỗ đứng. Thực ra, tự thân văn chương đã mang chức năng giáo dục.

Nhưng nhà thơ đem đến cho tâm hồn trẻ cái đẹp, sự khám phá cái đẹp, từ đó hình thành nên những phảm chất và giá trị nhân văn nơi trẻ.

Tiểu kết chương 2

Văn học là một phương tiện giáo dục hết sức tinh tế, văn học có khả năng tác động sâu sắc vào tâm hồn, tư tưởng và nhận thức của con người. Mạnh mẽ và kì diệu, Văn học cần được đưa vào giáo dục nhân cách, đạo đức nói chung và giáo dục lòng biết ơn cho trẻ nói riêng trong một xã hội mà con người ngày càng sống khô khan, dửng dưng và ngày càng thiếu đi lòng biết ơn giữa con người với con người. Qua phân tích ta có cái nhìn sâu rộng hơn trong việc giáo dục trẻ những tri thức về thế giới xung quanh, về những giá trị sống tốt đẹp đồng thời bỗi dưỡng tình yêu cái đẹp trong tâm hồn trẻ của nhà thơ Trần Hoàng Vy. Đây là những bài học giản dị, gần gũi xung quanh trẻ mà hàng ngày trẻ vẫn thường tiếp xúc. Từ thế giới con người đến cỏ cây hoa trái tất cả đi vào thơ Trần Hoàng Vy một cách nhẹ nhàng, dung dị thấm đẫm tình người. Không chỉ giáo dục trẻ về nhận thức nhà thơ còn hướng trẻ đến những giá trị tinh thần cao đẹp mà ta khẳng định đó là những bài học không cứng nhắc giáo điều. Nhà thơ cho trẻ nhìn nhận rồi rút ra bài học cho bản thân bằng những lời thắc mắc trẻ con và được giải thích bằng tri thức của người lớn. Đó chính là tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo khi viết cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Hoàng Vy.

Chương 3

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 52 - 56)