Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức vô cùng phong phú. Cùng với thời gian, các giá trị đạo đức này được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh và động lực của dân tộc. Hòa chung với dòng chảy của dân tộc, trang sách của Trần Hoàng Vy cũng chứa chan lời thơ về những truyền thống cao quý. Thơ Trần Hoàng Vy cũng dành nhiều bài rất hay nói với các cháu về tình
yêu Tổ quốc; Yêu những giá trị văn hóa truyền thống; Yêu thương con người. Mỗi bài
mang những bài học riêng nhưng đều thấm đẫm tính giáo dục sâu sắc.
Yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê hương, tự hào với cảnh sắc thanh bình chốn quê nhà:
“. . . . . . . . Những buổi bình minh nhuộm đỏ Con thuyền đưa trẻ qua sông Mái chèo vỡ đôi hạt nắng Đến trường con chữ bềnh bồng
Buổi trưa vó đăng lộng gió Lục bình xanh ngắt ven sông Con cá quẫy mình trong vó
Dòng sông sóng vỗ phập phồng…” (Sông Vàm cỏ)
Với cháu ở quê là những ngày tháng reo hò, lạ lẫm, những thú vị mà cháu muốn khoe với bạn bè:
“Ở quê… cây trái Bạn bè thích mê Cháu mở Ipad Khoe mình ở quê!” (Ở quê)
Và khi xa quê cháu sẽ nhớ lắm, nhớ quê là nhớ mẹ:
“Con chưa là dân phố thị Xa nhà đi học, xa quê Nhớ quê là con nhớ mẹ
Chỉ mong mai sáng được về.” (Nhớ quê)
Chợ tết ở quê cũng chẳng ồn ào như thành phố, chợ quê đầy màu sắc giáo dục trẻ biết trân trọng những cảnh đẹp dung dị nơi thôn quê:
“Giá ngày thường cũng như… tết Chắc là chợ rất đông vui
Mọi người trở nên hào phóng Cùng chia thơm thảo, ngọt bùi.” (Chợ Tết)
Quê hương là toàn bộ sông, núi, biển, đảo, vùng trời nuôi lớn tâm hồn con, nhắc con suốt đời không quên:
“Lại thêm biển, đảo, vùng trời… quê hương Việt Nam tổ quốc thân thương
Nuôi con lớn dậy, thẳng vươn làm người” Mai sau đi bốn phương trời
Quê hương hai tiếng suốt đời không quên.” (Quê hương)
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm radar, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Hiểu được ý nghĩa đó mà thơ Trần Hoàng Vy dành rất nhiều bài để viết về biển đảo quê hương, giáo dục con cháu đi đâu cũng nhớ và mai này “đòi đảo ta”.
“Ơi Trường Sa, Hoàng Sa Đảo của dân Việt ta Đi đâu em cũng nhớ Đảo như là bông hoa.” (Đảo)
“Em vẽ đảo Hoàng Sa (Kẻ xấu đang chiếm giữ)
Ta phải đòi đảo ta!”
(Em vẽ đảo Hoàng Sa)
Bên cạnh việc giáo dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương và bảo vệ Tổ quốc. Trần Hoàng Vy còn đề cập đến một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong “98 bài thơ thiếu nhi” Trần Hoàng Vy cũng dành những lời thơ chứa chan sự yêu thương trân trọng cho thế hệ những người lái đò và chính ông cũng là một trong số họ.
Để các em biết trân trọng những vất vả mệt nhọc của người thầy, người cô in hằn trên mái tóc và khi phải giã từ sẽ nhớ thương:
“Mấy năm tiểu học
Thoắt thành ngày… xưa
Nhớ cô, thầy cũ Một thời cầm tay”
(Giã từ tiểu học)
Biết thương cô khi cô bệnh mà im lặng và vui khi cô cười:
“Thương cô nằm trên giường bệnh Áo màu xanh của bệnh nhân Chúng em quây quần im lặng Cô cười mà mắt rưng rưng.”
(Cô giáo bệnh)
Thơ viết cho thiếu nhi rất khó. Bởi thế, trong số các nhà thơ hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam có được mấy người thành công trong sự nghiệp sáng tác dành cho thiếu nhi. Người ta thường nghĩ rằng, một tác phẩm viết cho thiếu nhi, trước hết phải có tính giáo dục. Điều này là một thuộc tính của văn học thiếu nhi, nhà thơ trước hết phải là nhà giáo dục. Tất cả những gì thuộc về “cái tôi” trong thơ trữ tình đều phải nhường chỗ cho “Cái trẻ con” trong thơ thiếu nhi. Nhà thơ trữ tình buông thả hồn thơ trong mọi nẻo đường cảm xúc thì nhà thơ viết cho thiếu nhi phải tự trói buộc với trẻ. Nhà thơ phải nhập thân vào trẻ, cảm nhận hiện thực như trẻ, nói tiếng nói của trẻ, sống trong thế giới thần thoại của trẻ; nhưng đồng thời nhà thơ phải đứng ngoài trẻ, tỉnh táo và có trách nhiệm dẫn dắt trẻ; và trên hết, nhà thơ vẫn phải là nhà thơ, tức là người sáng tạo cái đẹp bằng ngôn từ. Cho nên viết cho thiếu nhi, dù là thơ có mục đích giáo dục, thì thơ vẫn phải là thơ, và là thơ hay, hấp dẫn với thiếu nhi cũng hấp dẫn với cả người lớn. Ôi, làm thơ cho thiếu nhi khó biết bao nhiêu.
Tất nhiên nhà thơ không phải là nhà giáo. Bởi nhà giáo là người có nhiệm vụ giáo dục trẻ theo mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp sư phạm
ở trường. Nhà thơ giáo dục trẻ bằng cái đẹp của thơ ca. Thiếu phẩm chất này thơ viết cho trẻ không có chỗ đứng. Thực ra, tự thân văn chương đã mang chức năng giáo dục. Nhưng nhà thơ đem đến cho tâm hồn trẻ cái đẹp, sự khám phá cái đẹp, từ đó hình thành nên những phẩm chất và giá trị nhân văn nơi trẻ.