Các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 70 - 81)

Trong tập thơ tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú để làm cho các sự vật, hiện tượng trở nên sống động, có hồn, gần gũi với trẻ hơn. Tuy nhiên làm nổi bật nên tính nghệ thuật và tạo ra nét riêng cho tập thơ là hai biện pháp bỏ lửng và nhân hóa.

3.3.1. Bỏ lửng

Phép bỏ lửng là phép nói (viết) không hết câu, có mục đích sáng tạo một

khoảng trống cho người đọc (nghe) suy nghĩ tự tìm lời giải đáp cho mình. Đây là một trong những biện pháp tu từ cú pháp được dùng trong cả văn bản nói và văn

bản viết. Nếu như trong phong cách khẩu ngữ sinh hoạt phép bỏ lửng được biểu

thị qua chỗ nghỉ giọng với thái độ ngập ngừng, thì trong phong cách văn chương phép bỏ lửng được biểu hiện bằng dấu ba chấm (...).

Hầu hết trong “98 bài thơ thiếu nhi” tác giả thường xuyên sử dụng dấu ba chấm. Có lẽ thế giới xung quanh quá rộng lớn, muôn hình vạn trạng mà sự miêu tả của Trần Hoàng Vy chưa thể diễn tả hết. Chính vì vậy mà sự vật cứ ngập ngừng, lúc ngắt, lúc nghỉ. Thơ Vy sử dụng rất linh hoạt phép bỏ lửng này, ta hầu như tìm thấy trong thơ của ông ở câu thơ, bài thơ nào cũng đều xuất hiện dấu ba chấm với tổng số 78/98 bài, chiếm 79%. Xong ở mỗi bài dấu ba chấm lại biểu thị cho những ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn:

Dấu ba chấm ở giữa câu đánh dấu lời nói chuẩn bị cho sự bất ngờ. Bất ngờ khi leo núi có mỏi chân thì… ngồi:

“Lại gần cũng… thường thôi Đường đi lên từng bậc

Như cầu thang cao ốc Đi mỏi chân… thì ngồi.”

(Mùa hè leo núi)

Bất ngờ với món quà bí mật của ba nhân ngày sinh nhật

“Hôm nay là sinh nhật Quà của ba bí mật Ba chở đi thật xa

Ghé thăm thầy giáo… cũ!” (Quà của ba)

Bất ngờ với hình ảnh Chú gấu ở sở thú dù mất vệ sinh nhưng lại yêu thích

vũ công vì thế mà gấu nhảy thật cừ:

Nhạc lên. Gấu nhảy… lắc mông thật cừ!” Mi- lu bơi mãi vẫn lại là… Mi- lu:

“Mi – lu bơi … chó, ứ ừ chẳng nhanh Phải bơi sải giống như anh

Mi- lu tập mãi lại thành…. Mi – lu!”

Bất ngờ về hành động rất cừ của Mèo khoang:

“Thoắt tung móng vuốt bất ngờ

Hai chân tóm gọn… một tờ giấy… bay!” Nhớ quê là nhớ những thứ rất bất ngờ:

“Nhớ quê là nhớ ba mẹ Ông bà cô chú… yêu thương Nhớ bạn bè hồi… mẫu giáo Là thành nỗi nhớ quê hương?”

Bất ngờ khi Cháu lên… phây vì mới tốt nghiệp… chữ to khiến cả thế giới biết:

“Cháu vừa tốt nghiệp… chữ to ………. Cả thế giới…. biết bé Na

Vừa xong mẫu giáo là la la là…”

Có thể thấy, Trần Hoàng Vy đã dùng rất đắt nghệ thuật bỏ lửng, đặt ba chấm ở giữa câu tạo nhiều bất ngờ cho người đọc. Thơ thiếu nhi đáng yêu là thế có bất ngờ, có thú vị nhưng cũng đầy chân thực, sống động. Lạc vào thế giới của Trần Hoàng Vy người đọc sẽ liên tục bắt gặp những sự bất ngờ thú vị như thế, bởi thế mà trẻ con yêu Vy, người lớn cảm phục Vy.

Dấu ba chấm đứng ở cuối câu diễn tả còn nhiều sự vật không diễn tả hết. Thơ Trần Hoàng Vy không chỉ nói hết bằng những hình ảnh nổi trên bề mặt mà còn vô số những hình ảnh khác trong bức tranh mà ông vẽ nên cho tụi nhỏ. Vì thế mà những dấu ba chấm kia còn dành cho các em tưởng tượng nữa.

Đó là tình cảm của chị dành cho em không chỉ được nói bằng sự việc chia sẻ em phần cây cà rem:

“Có khi phần chị ngậm ngùi nhường em… Chị em khúc khích. Em phần chị yêu!...” Khói bếp cho cháu những tình cảm về người bà mà khó nói hết:

“Sợ khói bay, sợ bà… đi mất Nên chụp ảnh bà giữa khói cay…”

Rồi Hồ Dầu Tiếng có biết bao sản vật mà không thơ nào kể hết được:

“Bao năm rồi hồ Dầu Tiếng? Mía, mì, lúa, bắp, sắn, khoai… Tây Ninh quê em phát triển Nhớ công người đã đắp bồi.”

Khó kể hết câu chuyện trên Sông Vàm Cỏ:

“Những đêm vầng trăng lung linh Lắng nghe sông kể chuyện mình Năm tháng trôi theo con nước Ánh trăng tím biếc lục bình…”

Là những fan hâm mộ của Ban nhạc đêm đến đông đúc:

“Fan là chuối với tần ô

Chợ quê bán đủ mọi thứ:

“Chỉ sàng, nia, mủng… rổ thôi

Mớ rau, con cá, gói xôi, tương, cà…”

Cần phải nhấn mạnh biện pháp bỏ lửng trong thơ Trần Hoàng Vy khi

chuyển tải thông điệp về thế giới xung quanh mang một giá trị vô cùng đặc sắc và mang tính mở. Sự bỏ lửng để trẻ nhỏ hình dung, để tự hòa mình vào nhân vật để tưởng tượng và cảm nhận vẻ đẹp ấy. Đó chính là tài năng của Trần Hoàng Vy trong việc khắc họa chân dung, làm cho nhân vật có sức ám ảnh lớn với người đọc.

3.3.2. Nhân hóa

“Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ trong đó người ta sử dụng từ ngữ biểu thị thuộc tính dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính dấu hiệu của đối tượng không phải là con người nhằm làm cho đối tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn đồng thời có thể bày tỏ thái độ tâm tư kín đáo của mình”. [ 16, Bùi Thanh Truyền – Trần Quỳnh Nga – Nguyễn Thanh Tâm (2009), “Thi pháp trong văn học thiếu nhi’, NXB Giáo dục Hà Nội, tr.136 ].

Nhân hóa được sử dụng nhiều trong thơ ca nhằm làm cho sự vật thêm sinh

động. Từ những vật hình dạng không cụ thể cho đến những vật hữu hình tất cả đều có hành động, cử chỉ của con người nhờ biện pháp tu từ nhân hóa. Với vai trò to lớn của mình là làm cho sự vật vô tri vô giác thành những vật mang tâm hồn người, tính cách người, làm tăng giá trị biểu cảm, nhân hóa đã góp phần làm cho câu thơ thêm ngộ nghĩnh đáng yêu trong con mắt trẻ thơ.

Tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của Trần Hoàng Vy có 98 bài. Gần hai phần tư trong số đó sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, chiếm 45%. Số bài sử dụng nhân

hóa một lần là 25 bài, hai lần trở lên là 14 bài. Điều này chứng tỏ Trần Hoàng Vy

mình. Nhờ biện pháp nghệ thuật đó mà hình ảnh thơ Trần Hoàng Vy rất sinh động bởi được coi như con người nên những sự vật, hiện tượng trong thơ ông luôn thu hút sự yêu thích của trẻ thơ.

Với biện pháp tu từ này, một tiếng dế, bông hoa, chiếc lá… đều có hồn, sống động như tính cách con người. Nói một cách thú vị hơn, là tác giả đã “hô biến” cho tất cả thế giới vĩ đại này trở thành người bạn thân thiết của những tâm hồn nhỏ tuổi. Các em có thể nghe, thấy và sờ nắm được cả những gì không có hình dạng:

Nghe gió trượt dài, mà trượt dài vào trong mơ:

“Em nằm trên võng lắng tai

Dòng sông gió chảy trượt dài vào mơ…” (Hòa âm vườn)

Và thấy được cả hạt sương đang mở khóa, ùa ra lay tỉnh lá sen: “Sáng rồi trời chớm bình minh

Hạt sương mở khóa lay nghìn cánh sen”. (Hạt sương lay sen dậy)

Biển trở nên “lạ quá” khi biển mang theo những tâm trạng của con người:

“Cớ gì biển cứ nhấp nhô

Vui, buồn, hờn dỗi… làm khô bãi bờ” (Biển)

Âm thanh của con vạc sành, tiếng dế và tiếng ve gọi vào đêm khuya:

“Gọi đêm thức giấc… nghe phiêu Dế, ve hòa khúc kéo chiều vào khuya.” (Con vạc sành)

Đôi khi những rừng hoa sim tím lại trở thành khu vườn mơ của tuổi thơ khi sim cất tiếng cười, mừng cho chiến thắng để làm quà đưa dâu:

“Hoa sim mừng chiến thắng Mang làm quà… đưa dâu.” (Rừng sim)

Bên rừng âm thanh của thác nước như có hồn, biết cười và hát vui tai:

“Tiếng thác cười khanh khách Ướt đầm đìa lá xanh

Sáng mai nghe thác hát Con chim về quẩn quanh” (Thác bạc)

Những chú hải âu canh giữ biển đảo quê hương:

“À, chim bay giữ biển Theo sau những con tàu.” (Hải âu)

Hình ảnh Đêm trăng ở biển cũng thật làm xao xuyến tâm hồn trẻ thơ, ông trăng trở nên gần gũi hơn mà trẻ con có thể trò truyện và dạo chơi với trăng:

“Trăng xuống chơi bãi biển Sáng tròn như trái banh”

Hay:

“Trăng thuở tròn xoe mắt

(Trăng biển)

Một Dàn kèn ếch giữa đêm khuya với những giọng ca trầm, bổng làm cho không gian cánh đồng đêm mưa trở nên thích thú với bạn nhỏ:

“Một dàn ếch, nhái Ểnh ương, chẫu chàng… Đang chơi bản nhạc Mưa và uềnh oang…”

Những con đom đóm chăm chỉ đi học giữa đêm khuya nhắc các bạn nhỏ học hành chăm chỉ:

“Một đàn đom đóm Thắp đèn đến trường…”

(Đom đóm đi học)

Không những thế những ngôi sao trên trời cũng góp phần canh giữ biển khơi, thức cùng những chú hải quân:

“Ngôi sao đêm canh biển ………. Thức cùng chú hải quân” (Ngôi sao)

Hơn cả sờ, nắm và nghe... ; trẻ em còn có thể nhập vai vào, hóa thân vào chung với thân phận của hoa lá. Thầm thì thế thôi mà nuôi dưỡng tâm hồn em, vui với em suốt thời tiểu học. Điều này thú vị lắm mà em chưa muốn chia sẻ. Bí mật mà!

“Mình chỉ gặp nhau Lúc tan trường về

Cố một chút xíu… Phượng, bàng tỉ tê.”

(Bé lên lớp ba)

Trong nỗi chờ mong rất thơ ngây, mưa đã đến cùng một lúc với các vị khách nhỏ. Mưa mời từng vị... cởi áo quần ra mà tắm cho mát. Niềm vui nhộn này đã sinh ra một hiệu ứng Domino (hiệu ứng bay hơi) lan tỏa đến những vị trí xa hơn, tạo ra một sự thay đổi liên tiếp. Ngàn cây nội cỏ đã vì hiệu ứng tình cảm này mà bật mình thức dậy, vui lên mà quên mất nỗi buồn:

“Mong mưa lũ trẻ… tắm truồng

Ngàn cây thức dậy, đổi buồn thành vui” (Mong mưa)

Có hoang đường không, hay những câu thơ này chính là chiếc đũa thần trong cuộc sống còn lắm nhiêu khê, để từ phép màu này các em nhận được một thế giới công bằng, đầy tình thương yêu, không đói nghèo, không bất hạnh…? Nói không quá đáng, chính phép tu từ nhân hóa này đã cho trẻ nhận được trọn vẹn những gì mà tâm hồn trẻ thơ hằng khao khát. Phép nhân hóa, một sự chuyển đổi cảm giác đầy thú vị! Trong con mắt trẻ thơ tất cả đều là sinh thể, là những vật – người có cuộc sống riêng bí ẩn và lý thú. Trần Hoàng Vy kết hợp hài hòa giữa cái nhìn với cái nghe, nghe với nhìn, nghe nhìn với liên tưởng, tưởng tượng, kết hợp hài hòa giữa những nét tinh tế tạo ra sự chuyển đổi cảm giác, sự mơ hồ hết sức thú vị. Có biết bao em nhỏ và cả những người lớn đọc rồi yêu thích tập thơ này vì những câu thơ ngộ nghĩnh ra mắt người đọc một cách lý thú. Tứ thơ như chụp cả bức tranh sống động quang cảnh buổi sáng nhà em. Mỗi người mỗi vật đều bận rộn với công việc của chính mình: mèo khoang rình bắt chuột, cây chuối bồng bế lũ con thơ, chị dừa chải tóc, mây soi gương… Những hình ảnh thơ, những câu chữ được hình tượng hóa như những con người chăm chút cho mình trước một ngày mới, làm ta thấy vui tai, vui mắt. Đó là cái giang sơn bé nhỏ của

Trần Hoàng Vy, là thế giới riêng của nhà thơ tí hon, một mảnh vườn nho nhỏ trồng đủ các loài hoa: hoa gạo, cỏ hôi, dã quỳ, thạch thảo…có khi chỉ là một luống khoai, khi lại là một luống cà, lưa thưa vài cây chuối, cây cau nhưng nó lại được Trần Hoàng Vy làm cho có sức hấp dẫn thu hút chim, trăng sao tới dạo chơi. Vy đã tạo nên nét riêng cho mình trong cách sử dụng biện pháp tu từ nhân

hóa. Với tâm hồn phong phú, nhạy cảm và tinh tế, sức nhìn, sức nghe phát triển

và “vô cùng thức nhọn” để thu nhận được bao nhiêu âm thanh lạ kì, Trần Hoàng Vy đã tạo nên những hình ảnh sống động trong thơ. Những loài vật, đồ vật, những cây cỏ quen thuộc khi bước vào thơ Trần Hoàng Vy luôn ngộ nghĩnh, đáng yêu bởi cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Tiểu kết chương 3

Thơ thiếu nhi của Trần Hoàng Vy vừa có chiều sâu nhân bản về nội dung vừa rất độc đáo về phương diện nghệ thuật. Thơ Vy thành công là do Vy có một hồn thơ phong phú và sớm biết nắm bắt tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi, một phần cũng nhờ vào nghệ thuật sử dụng ngôn từ, biện pháp tu từ, thể thơ… nhờ tiếp thu những truyền thống dân tộc cùng nét hiện đại mà Trần Hoàng Vy đã tạo nên cái hay độc đáo của trẻ thơ. Cùng với chất giọng hiện đại đan xen các giọng điệu, ngôn ngữ thơ. Sự khéo léo trong cách tổ chức các hình thức câu trần thuật. Đặc biệt, Trần Hoàng Vy đã vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật để miêu tả sự vật. Xây dựng cho tác phẩm của mình một thế giới nhân vật đa dạng, sắc nét, đầy ấn tượng, làm cho cả đất trời, con người Việt Nam cứ tự nhiên ùa tràn trong mỗi trang thơ của ông. Ngoài ra với cách kết thúc mở ở một số bài đã gợi được sự “đồng sáng tạo” của độc giả tạo nên nét duyên ngầm, ấn tượng, đằm sâu cho tác phẩm.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 70 - 81)