Giọng bông đùa, vui tươ

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 64 - 67)

Trần Hoàng Vy là nhà thơ thiếu nhi và viết cho thiếu nhi nên ông rất hiểu tâm lý của trẻ thơ, thơ ông sử dụng ngôn ngữ quen thuộc dân dã với đời thường nhưng lại có sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc nhỏ tuổi bởi giọng thơ bông đùa, vui tươi. Thơ Trần Hoàng Vy bắt đầu từ những gì gần gũi nhất với tuổi thơ nhưng lại mở ra cho trí tưởng tượng một sự xa rộng, từ những gì nhìn thấy hằng ngày nhưng nó lại đụng tới chiều sâu lòng người.

Những bụi tre, những hàng bưởi, những cây dừa xung quanh nhà là những hình ảnh rất độc đáo mà Trần Hoàng Vy đã làm tăng trong lòng người đọc tình yêu thôn xóm, làng mạc. Chỉ là trận mưa rào xứ quê thôi nhưng với Trần Hoàng Vy lại có cách nói không giống với bất kì ai:

“Hôm nay ngày hửng nắng Rõ có ông mặt trời

Hạt mưa bỗng rơi rơi A! Ông trời đang tắm.” (Ông trời tắm)

Cơn mưa bỗng trở nên gần gũi với trẻ nhỏ, mưa giống như công việc hàng ngày mà trẻ con vẫn thường làm và như thế chẳng phải hồn nhiên sao.

Trần Hoàng Vy luôn làm cho người ta ngạc nhiên khoái trí vì cách quan sát tinh tế, nhìn sự vật hồn nhiên và đặc biệt trong cách sử dụng xưng hô:

“Lão mai se mình chuyển nhựa Làm sao bớt lá… đơm bông? Chim chích… nhặt sâu còn lá Hay là rủ bé… cho đông?”

Cách xưng hô “lão”, “bé”, của Trần Hoàng Vy vừa có cái hồn nhiên, lại vừa như bổ sung thêm một kiểu xưng hô suồng sã đời thường. Chữ “lão” hồn nhiên, trẻ con kia đã làm nên sức sống cho bài thơ.

Càng nhỏ tuổi càng hồn nhiên, sự hồn nhiên là một đặc điểm tâm lý rất quan trọng của tuổi thơ. Chỉ có cái nhìn ấy, chỉ có đôi tai ấy mới có thể nghe, cảm và thấy được sự trinh nguyên và kì diệu của vạn vật. Thế giới ấy chỉ quanh sân, quanh nhà chỉ toàn cỏ với cây nhưng lại có bao nhiêu vẻ, bao nhiêu màu.

Cây dừa:

“Cây dừa xõa tóc Gội vào gió thơm” Cây chuối:

“Mới ngày nào bắp đỏ hồng Bây giớ xếp đặt bế bồng nải con” Quả mít:

“Vỏ gai nở chưa nứt Mà hương thơm bay xa”

Từ một bài mưa trong ca dao:

“Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn.”

( Ca dao )

Trần Hoàng Vy đã nhặt được những tứ thơ độc đáo để làm cho bài Mưa như

một cuộc dạo chơi kì thú chốn thị thành.

“Mưa từ phía núi Về chơi thị thành Chiều mà như… tối Mưa ào thật nhanh

Hạt dài lướt thướt Hạt ngắn lay phay Hạt làm tóc ướt Hạt rửa bàn tay…”

Trước cơn mưa bất chợt, bé thích thú đùa vui, Trần Hoàng Vy đã thể hiện những cái nhìn thích mắt, những sự tưởng tượng kì thú về những cơn mưa. Có lẽ nhà thơ rất yêu thiên nhiên vì thế mà trong thơ ông luôn thường trực biết bao khung cảnh thiên nhiên sinh động, đầy màu sắc diễn ra hồn nhiên, vui tươi, dễ thuộc, dễ nhớ.

Bài Nhạc khúc vườn Trần Hoàng Vy đã miêu tả vẻ đẹp riêng của khu vườn, trăng cùng chim chích, chim sẻ, tiếng ve, ong đàn, ếch ộp, sáo sậu, xoài và chôm chôm đã tạo nên nét thanh bình, thư thái trong cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn con người. Nghe được âm thanh của khu vườn khiến tâm hồn bé tha hồ tưởng tượng:

“Con ve khúc khích Vạc sành hợp âm Ôm quanh gốc mít

Một trưa nắng, gió Trái xoài đu đưa Chôm chôm ửng đỏ Mắc màn nhện thưa”

Tiếng ve đã trở thành biểu tượng cho âm thanh quen thuộc của làng quê và của tuổi học trò. Trần Hoàng Vy mượn tiếng ve nhắc nhở cháu những điều tốt, nhắc cháu mai mốt về thăm ông. Đọc bài thơ người ta thấy vẻ hồn nhiên, hóm hỉnh ngộ nghĩnh và sống động:

“Tiếng ve nhắc nhở mùa thi

Và trang sách cuối… hết khi hè về Tiếng ve nhắc nhở vùng quê

Cám ơn! Mai mốt cháu về thăm ông!” (Cám ơn tiếng ve)

Giản dị, trong sáng, sinh động đó là những nét nổi bật trong thơ Trần Hoàng Vy nhưng lời thơ cũng thấm đẫm hương vị ca dao.

“Cúc cù cu… cúc cù cu

Tiếng con cu gáy gọi thu trở mình Chợt vàng đồng ruộng lúa xinh

Mùa đang mẩy hạt, uốn mình giăng câu” ( Tiếng con cu gáy )

Đọc thơ Trần Hoàng Vy người ta cảm nhận được một tâm hồn thơ phong phú, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, tha thiết với cuộc sống. Thơ Vy đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động, những cảm xúc chân thành nhân ái với giọng thơ trong sáng hồn nhiên. Thơ Vy còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong cái trong trẻo, trinh nguyên của tuổi thơ.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 64 - 67)