SỨC HẤP DẪN CỦA TẬP THƠ “98 BÀI THƠ THIẾU NHI” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 56)

PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Có thể nói về nghệ thuật trong tác phẩm văn chương như nhận định sau: “nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình” [17, Ngữ văn 12 (1994), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 136]. Nhận định trên đã nêu ra yêu cầu rất đặc trưng của văn chương nghệ thuật, đó là sự độc đáo. Chính sự độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật. Văn học vốn là nghệ thuật của ngôn từ. Nói đến giá trị hay tính giáo dục trong thơ của Trần Hoàng Vy, không thể không nói đến các biện pháp tu từ - một phương thức quan trọng trong việc chuyển tải nội dung và thể hiện tính giáo dục trong tác phẩm. Bằng tài năng của mình, Trần Hoàng Vy đã rất thành công trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Ông đem nét văn hóa ở phương thức giao tiếp thứ hai của dân tộc vào trong tác phẩm một cách hết sức độc đáo. Để làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng tính giáo dục trong tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của Trần Hoàng Vy, tôi đi vào khảo sát các biện pháp: ngôn ngữ mang âm hưởng dân gian; giọng điệu và các biện pháp tu từ cụ thể. Trong đó chúng tôi sẽ lựa chọn và phân tích sâu hơn biện pháp nổi bật mà tác giả hay sử dụng.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 56)