Các con vật thân thuộc

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 35 - 39)

Trong thế giới tâm hồn trẻ thơ thì loài vật là gần gũi và đông đảo nhất. Trần Hoàng Vy cũng có nhiều bài thơ hay khám phá cái đẹp của thế giới loài vật với tổng số 22 bài: Con dế; Con vạc sành; Kiếm phượng; Hải âu; Dê con bú mẹ; Chim chích, bé và lão mai; Con chim bói cá; Chú gấu ở sở thú; Mi- lu bơi; Dàn kèn ếch; Nhạc khúc vườn; Ban nhạc đêm; Hòa âm vườn; Đom đóm đi học; Tiếng

ngựa gọi xuân; Vỏ ốc biển; Con vện; Mèo khoang; Con gà tre; Tiếng cu gáy; Con diều hâu.

Nhạc khúc vườn, Dàn kèn ếch, Ban nhạc đêm và Hòa âm vườn là những bài

thơ khá tuyệt, tuy nhiên, chỉ những bạn đọc đã sống ở miền quê mới thưởng thức được cái diệu kì của thơ:

“Bắt đầu tiếng trống Uềnh Oang Vĩ cầm của Dế, tiếng đàn của Ve Nhạc đêm trình diễn sau… hè MC… cậu Cóc tiếng nghe đều đều

Vạc Sành tiếng hát rất phiêu

Con Xiến Tóc vỗ…cánh điều hoan hô Fan là chuối với tần ô

Lá trầu, bụi xả, chậu ngò, rau răm…” (Ban nhạc đêm)

“Máy lạnh là …lá rì rào

Trưa hòa âm bước lạc vào vườn mơ Ve kim lảnh lót bất ngờ

Tiếng con dồng dộc lay bờ tổ rơm

Chim sâu lích chích thử đờn

Giọng chiền chiện giống tiếng hờn Nam ai Em nằm trên võng lắng tai

Dòng sông gió chảy trượt dài vào mơ…” (Hòa âm vườn)

Hai bài thơ giới thiệu với các cháu nhiều loài vật của vườn quê, ban ngày cũng như ban đêm. Và nếu chỉ đem đến cho các cháu tri thức về thiên nhiên quanh mình như vậy cũng đã đủ cho mục đích giáo dục. Nhưng nhà thơ Trần Hoàng Vy

còn đem các cháu vào thế giới âm nhạc với khả năng thẩm âm và thưởng thức âm nhạc rất tinh tế. Trong dàn đồng ca hợp xướng của muôn loài, thanh sắc của từng nhạc công vẫn hiện lên thật mượt mà, độc đáo và ấn tượng. “Tiếng con dồng dộc lay bờ tổ rơm/ Chim sâu lích chích thử đờn/ Giọng chiền chiện giống tiếng hờn Nam ai…”/ Fan là chuối với tần ô/ Lá trầu, bụi xả, chậu ngò, rau răm…”. Thế giới thiên nhiên của muôn loài hiện lên thật kì thú.

Và không chỉ có Dàn kèn ếch, Ban nhạc đêm và Hòa âm vườn, trong “98 bài thơ thiếu nhi” còn nhiều con vật khác, mỗi con vật lại đem đến một điều thú vị

riêng. Con vạc sành được miêu tả như chiếc lá:

“Như chiếc lá… dán trên tường Con vạc sành hát du dương cả chiều Gọi đêm thức giấc… nghe phiêu

Dế, ve hòa khúc kéo chiều vào khuya.” ( Con vạc sành)

Hải âu giữ biển, theo sau những con tàu:

“Hải âu chiều nay vắng Chẳng biết chim đi đâu?

À, Chim bay giữ biển”

(Hải âu)

Con vịt, con cún, gió, bưởi, bòng vui ơi là vui khi mưa đến:

“Đàn vịt con quang quác

Mát! Mưa! Thích thích chưa?” (Mưa sớm)

Chim bói cá lẫn trong lá xanh, vút một cái mỏ đã xâu được cá. Con vện, mèo khoang, con gà tre ngây ngô biết bao trong những trò tinh nghịch. Hình ảnh con dế đi lạc thật đáng thương. Con gấu ở sở thú lại gợi cho các em nhiều bài học vệ sinh, đom đóm bay đêm lại là hình ảnh đóm đi học, thắp sáng quê hương (Đom đóm đi học), Con diều hâu gợi bài học lòng yêu thương đối mặt với cái ác. Tiếng

cu gáy là một bài thơ về đồng quê đẹp xôn xao mùa thu, đầy màu sắc, ánh sáng và

âm thanh của một vùng quê thanh bình:

“Cúc cù cu…cúc cù cu

Tiếng con cu gáy gọi thu trở mình Chợt vàng đồng ruộng lúa xinh,

Mùa đang mẩy hạt, uốn mình giăng câu

Tiếng con cu gáy hồi lâu

Xôn xao gió. Nắng trên đầu vàng hoe.” (Tiếng cu gáy)

Vì hiểu được tiếng nói của loài vật nên Trần Hoàng Vy tha hồ mà truyện trò, tha hồ mà đi đây đi đó trong thế giới loài vật gần gũi thân quen mà vô cùng xa lạ, mới mẻ. Và ngập tràn trong trang thơ của Trần Hoàng Vy phải kể đến con vật thân thuộc với tuổi thơ học trò đó là tiếng ve.

Tiếng ve tạo thành âm thanh hợp xướng trong khu vườn khúc khích (Nhạc khúc vườn). Báo hiệu mùa hạ đến sớm “Leo cao sợ té… ngồi rên kêu hè” (Hạ

sớm). Là tiếng ve nhắc nhở mùa thi, cảm ơn ve đã nhắc cháu về thăm ông:

“Tiếng ve nhắc nhở mùa thi ……….

Cám ơn! Mai mốt cháu về thăm ông!” (Cám ơn tiếng ve)

Ve đón hè:

“Để mềm cây lá xanh trưa

Con ve… giặt áo. Dạ thưa đón… hè!” (Tháng Ba)

Bằng sự hồn nhiên trong trẻo, đôi khi là giọng người lớn một cách đáng yêu, Trần Hoàng Vy luôn làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú bởi những từ ngữ dân dã, bình thường gần như đến quen thuộc. Đọc những bài thơ của Trần Hoàng Vy ta thấy được bức tranh cảnh vật hiện lên thật sống động. Những hình

ảnh thơ đó của Trần Hoàng Vy nhằm làm cho các em thêm hiểu, thêm yêu, thêm gần gũi với tự nhiên. Với việc sử dụng khá nhuần nhuyễn thể thơ 4 chữ, 5 chữ, Trần Hoàng Vy đã để lại dấu ấn trong lòng những người đọc lớn tuổi và thật sự chinh phục được thế hệ tuổi thơ.

Một phần của tài liệu Sức hấp dẫn từ tập thơ “98 bài thơ thiếu nhi” của trần hoàng vy (Trang 35 - 39)