NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA CHO TRẺ 2.1 Yêu cầu đối với việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy trẻ

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng (Trang 35 - 36)

- Có 83.33 ý kiến cho rằng vai trò của trò chơi học tập trong quá trình

NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA CHO TRẺ 2.1 Yêu cầu đối với việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy trẻ

2.1. Yêu cầu đối với việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng hình dạng

- Giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của trẻ, trên cơ sở đó lựa chọn các trò chơi học tập có yêu cầu, nội dung phù hợp. Nắm vững mục đích yêu cầu từng tiết học phù hợp với đối tượng trẻ được làm quen, được trò chuyện, đàm thoại.

- Trò chơi phải hấp dẫn, gây được hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng hình dạng, khi tổ chức trò chơi phải hấp dẫn và lôi cuốn được sự chú ý của trẻ, tạo bầu không khí thoải mái, không gò ép, bắt buộc khiến trẻ chán nản...

- Trò chơi không chỉ củng cố các kiến thức mà trẻ đã thu nhận được qua quan sát, đàm thoại mà còn giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới.

- Xác định nhiệm vụ chơi, cách thức chơi, luật chơi một cách rõ ràng, hướng các nhiệm vụ chơi tới sự phát triển nhận thức của trẻ, tức là để có một trò chơi bổ ích và đúng nghĩa thì phải hội tụ các yếu tố sau:

+ Xây dựng bầu không khí. + Rèn luyện kỹ năng. + Giáo dục chiều sâu.

* Xây dựng bầu không khí: Cần chú ý tới việc khơi gợi và duy trì hứng

thú chơi của trẻ và tạo điều kiện giúp trẻ có thể giải quyết được các trò chơi trí tuệ khác nhau, xây dựng bầu không khí vui tươi, sôi động, thu hút được trẻ tham gia, xóa bỏ ngại ngùng, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng...

* Rèn luyện kỹ năng: trò chơi phải giúp cho các thao tác như: lăn hình. khảo sát đường bao, so sánh các đặc điểm giống và khác nhau...biến thành những trò chơi luyện tập sự phản xạ nhanh chóng, chính xác... (tìm bạn, chọn hình giống cô,...) các lý thuyết huấn luyện kỹ năng khô khan biến thành

những trò chơi ứng dụng thực hành hiểu quả và hấp dẫn....các bài toán rối trí đặt ra cho trẻ biến thành trò chơi động não, suy luận, phân tích và phát triển tư duy. Như vậy qua nhiều lần chơi các trò chơi khác nhau với các khối hình, trẻ đã nghiễm nhiên được rèn luyện khả năng khái quát hóa từng chút một mà không hay biết.

* Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này không nhận thấy bộc lộ một cách rõ

ràng nhưng lại hết sức quan trọng, góp phần vun đắp tính nhân bản toàn diện cho trẻ, giúp trẻ nhận thức tinh thần đồng đội, kỷ luật, yếu tố thi đua và tạo mối quan hệ tốt đẹp cho trẻ.

- Hành động chơi và luật chơi mang tính diễn đạt những phương thức mã hóa giải quyết nhiệm vụ chơi. Nâng cao dần yêu cầu, mức độ khó của nhiệm vụ chơi, luật chơi và cách thức chơi, giúp trẻ tích cực vận dụng những kiến thức đã biết vào những hoàn cảnh chơi mới để tìm ra cách giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đã đặt ra.

- Trang bị cho trẻ một khối lượng tri thức nhất định về thế giới xung quanh và một số kỹ năng cần thiết.

- Trò chơi phải phong phú tránh sự lặp đi lặp lại một cách đơn điệu nghèo nàn sẽ khiến trẻ không muốn tiếp thu và mau chán nản.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)