- Xác định thời điểm cụ thể trong tiết học để tổ chức trò chơi sao cho phù
Trò chơi 10: Xếp bồn hoa
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số
kết luận sau:
1. KQH là hình thức phản ánh dấu hiệu chung, những thuộc tính chung của các sự vật, hiện tượng thực tế. KQH là một năng lực đặc thù của tư duy con người và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểm trí
2. Kết quả nghiêm cứu thực trạng cho thấy, nhìn chung khả năng KQH của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi còn thấp và có sự chênh lệch rõ rệt về khả năng KQH giữa các cá nhân trẻ. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có thể KQH theo dấu hiệu chung nào đó (có thể là dấu hiệu bên ngoại, hoặc đặc trưng bản chất hơn của các đối tượng). Khả năng gọi tên các nhóm sự vật, sử dụng từ ngữ để khái quát lại sử vật ở trẻ còn thấp. Mặc dù trẻ đã tìm đúng dấu hiệu và lựa chọn đúng sự vật cần tìm.
3. TCHT là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non, TCHT giúp trẻ hứng thú tham gia và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi thực hiện bài học. Việc tổ chức TCHT một cách đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo góp phần rất lớn vào việc phát triển khả năng KQH cho trẻ nói chung và khả năng KQH biểu tượng hình dạng nói riêng
4. Quá trình thử nghiệm sư phạm trong đề tài đã chứng minh tính khả thi, tính hiệu quả của việc sử dụng TCHT nhằm nâng cao khả năng KQH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi làm quen với BTHD
5. Kết quả thử nghiệm sư phạm cho thấy: Sau thử nghiệm khả năng KQH của trẻ ở nhóm TN cao hơn hẳn mức độ KQH của trẻ ở nhóm ĐC. Dưới tác động của việc giảng dạy và tổ chức TCHT một cách hợp lý, khoa học va sáng tạo của giáo viên v sự tham gia tích cực của trẻ, khả năng KQH của trẻ ở nhóm TN được nâng lên một cách rõ rệt. Điều đó chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
2. Kiến nghị.
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi khi làm quen biểu tượng hình dạng chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
1. Để góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn và giáo viên mầm non về việc sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng khái quát hóa cho trẻ khi làm quen với biểu tượng hình dạng cần:
- Cung cấp cho giáo viên đầy đủ các tài liệu về khoa học giáo dục mầm non đặc biệt là các công trình nghiên cứu khoa học về việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ nói chung và biểu tượng hình dạng cho trẻ nói riêng để nâng cao nhận thức và khả năng tổ chức trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ làm quen biểu tượng hình dạng cho trẻ.
- Tổ chức bối dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm nhằm giúp họ hiểu sâu sắc và nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ làm quen biểu tượng hình dạng để phát triển khả năng khái quát hóa.
2. Để nâng cao năng lực tổ chức trò chơi học tập cho các giáo viên mầm non khi tổ chức hoạt động làm quen biểu tượng hình dạng cần:
- Cải tiến các phương pháp dạy của giáo viên, cho giáo viên được tiếp cận với hệ thống các trò chơi học tập đã được nghiên cứu và thực nghiệm thành công trong quá trình nghiên cứu khoa học về các đề tài có liên quan, khuyến khích giáo viên nghiên cứu và xây dựng hệ thống các trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ làm quen với biểu tượng hình dạng nhằm rèn luyện, phát triển các thao tác khái quát hóa cơ bản
- Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao nhận thức, khai thác tốt mối quan hệ giữa trò chơi học tập với sự phát triển khả năng khái quát hóa trong khi làm quen v ới biểu tượng hình dạng.
- Giáo viên cần rèn luyện cho bản thân mình kỹ năng khái quát hóa tốt để trong quá trình truyền đạt giúp trẻ: hình thành- rèn luyện và phát triển khả
năng khái quát hóa một cách toàn diện: từ khái quát hóa bằng hành động đến khái quát hóa bằng ngôn ngữ.
- Ở trường mầm non cần tăng cường thời lượng dạy và học của nội dung “Cho trẻ làm quen với biểu tượng hình dạng” cùng với hệ thống trò chơi học tập được đưa vào giảng dạy nhiều hơn.
- Xác định được rõ mục đích- yêu cầu để giúp giáo viên nhận thức rõ hơn về điều này nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
- Ngoài ra ở các trường mầm non cần tăng cường các buổi dự giờ các tiết dạy mẫu của giáo viên, tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm, thảo luận và trao đổi về phương pháp dạy học, nội dung cho trẻ làm quen với các biểu tượng hình dạng và cách thức tổ chức trò chơi học tập trong các giờ dạy và học về hình dạng.
3. Tăng cường, bổ sung, bảo quản và sáng tạo nhiều hơn nữa các loại đồ dùng, đồ chơi dạy học nhằm đảm bảo sự đa dạng, phong phú, thẩm mỹ của đồ dùng, đồ chơi nhằm lôi cuốn, thu hút trẻ vào các hoạt động học và chơi với các biểu tượng hình dạng và đặc biệt là khai thác tốt các trò chơi học tập có ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Lớp học thì cần tăng cường các biểu tượng, đồ dùng, đồ chơi về hình dạng ở các góc sao cho sinh động, hấp dẫn, giúp trẻ tri giác, tiếp xúc thường xuyên với biểu tượng hình dạng, được làm quen mọi lúc, mọi nơi.