- Xác định thời điểm cụ thể trong tiết học để tổ chức trò chơi sao cho phù
Trò chơi 10: Xếp bồn hoa
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Để có thể thiết kế và tổ chức có hiệu quả TCHT nhằm nâng cao khả năng KQH cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi khi làm quen với BTHD thì giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của trẻ, trên cơ sở đó lựa chọn các trò chơi học tập có yêu cầu, nội dung phù hợp. Nắm vững mục đích yêu cầu từng tiết học phù hợp với đối tượng trẻ được làm quen, được trò chuyện, đàm thoại.
- Trò chơi phải hấp dẫn, gây được hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng hình dạng, khi tổ chức trò chơi phải hấp dẫn và lôi cuốn được sự chú ý của trẻ, tạo bầu không khí thoải mái, không gò ép, bắt buộc khiến trẻ chán nản...
- Trò chơi không chỉ củng cố các kiến thức mà trẻ đã thu nhận được qua quan sát, đàm thoại mà còn giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới.
- Xác định nhiệm vụ chơi, cách thức chơi, luật chơi một cách rõ ràng, hướng các nhiệm vụ chơi tới sự phát triển nhận thức của trẻ, tức là để có một trò chơi bổ ích và đúng nghĩa thì phải hội tụ các yếu tố sau:
+ Xây dựng bầu không khí. + Rèn luyện kỹ năng. + Giáo dục chiều sâu
- Những trò chơi học tập mà chúng tôi đưa ra không chỉ phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ khi làm quen biểu tượng hình dạng theo mức độ hiện có mà còn giúp trẻ hình thành mức độ khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn theo vùng phát triển gần của trẻ chính vì vậy nôi dung nghiên cứu tập trung vào: thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi học tập cho các bài dạy trong chương trình mẫu giáo lớn cho các hoạt động trong ngày của trẻ như: hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời...