Tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng (Trang 51 - 52)

- Xác định thời điểm cụ thể trong tiết học để tổ chức trò chơi sao cho phù

Trò chơi 10: Xếp bồn hoa

3.4.2. Tổ chức thử nghiệm

3.4.2.1. Điều kiện tiến hành thử nghiệm

Giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt về:

- Trình độ giáo viên: Hai cô giáo đều có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy tương đương nhau

- Trình độ trẻ: Trẻ ở hai nhóm TN và ĐC đều tương đương nhau về khả năng, mức độ KQH trong hoạt động làm quen với BTHD

- Các điều kiện về cơ sở vật chất, chăm sóc – giáo dục trẻ ở hai nhóm TN và ĐC không có sự khác biệt

- Ở nhóm TN giáo viên tiến hành tổ chức, hướng dẫn các TCHTtrong các hoạt động học làm quen với BTHD theo quy trình tổ chức TCHT, và sự hướng dẫn mà chúng em đã đề xuất. Nhóm ĐC giáo viên tiến hành tổ chức , hướng dẫn các TCHT trong hoạt động học làm quen với BTHD như giáo viên vẫn thường tiến hành trên lớp

3.4.2.2. Quy trình tổ chức thử nghiệm

Quy trình tổ chức thử nghiệm gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiến hành thử nghiệm điều tra để tìm hiểu mức độ phát triển khả năng KQH của hai nhóm TN và ĐC. Giai đoạn này chúng tôi đã dự giờ và tiến hành mức độ phát triển khả năng KQH của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC trong điều kiện bình thường

- Giai đoạn 2: Tổ chức thử nghiệm hình thành. Giai đoạn này chúng em bồi dưỡng lí thuyết và thực hành cho giáo viên nhóm thử nghiệm, gợi ý để giáo viên soạn giáo án và tiến hành tiết dạy cũng như tổ chức TCHT như chúng em đã đề xuất

- Giai đoạn 3: Tiến hành thử nghiệm kiểm tra để tìm hiểu mức độ phát triển khả năng KQH của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC. Giai đoạn này chúng em láy số liệu, xử lí số liệu để đánh giá kết quả thử nghiệm hình thành.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)