Cách đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng (Trang 52 - 54)

- Xác định thời điểm cụ thể trong tiết học để tổ chức trò chơi sao cho phù

Trò chơi 10: Xếp bồn hoa

3.5. Cách đánh giá kết quả thử nghiệm

Chúng em xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra trước và sau thử nghiệm cho trẻ. Các bài tập được sử dụng để thử nghiệm trên trẻ đảm bảo phù hợp về nội dung giáo dục theo chương trình giáo dục cũng như phù hợp với nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi

* Hệ thống bài tập kiểm tra gồm:

+ Bài tập 1: Bé hãy chọn khối hình theo lời miêu tả của cô và gọi tên hình, khối đó

mà cô đã cho (VD: Khối trụ nối với cái phích, lon coca, lọ hoa, thùng rác tròn, lọ sữa milo bằng thủy tinh)

+ Bài tập 3: Bé hãy xếp các hình từ những những que đã được chuẩn bị sẵn (hình tam giác xếp, hình chữ nhật, hình vuông)

+ Bài tập 4: Bé hãy nhóm các khối hình lại theo một số đặc điểm (Số mặt, lăn được, không lăn được, chất liệu)

+ Bài tập 5: Bé hãy vẽ những hình, khối hình mà bé thích sau đó miêu tả lại hình, khối hình đó (là khối gì? Hình gì? Có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu mặt?)

* Tiêu chí và thang đánh giá

- Để đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy của kết quả chúng tôi đánh giá mức độ KQH khi thực hiện bài tập kiểm tra của trẻ trước và sau thử nghiệm qua một số tiêu chí sau:

+ Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cơ bản của hình phẳng

+ Trẻ biết khảo sát, biết một số đặc điểm cơ bản và đặc điểm riêng của các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật)

+ Biết nhận dạng, tìm những đồ vật có hình dáng giống hoặc tương tự các hình, khối của cô

+ Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình, khối. Tạo nhóm các hình, khối giống nhau theo một số dấu hiệu nhận định

+ Trẻ biết quan sát, lựa chọn đúng khối hình theo yêu cầu

- Cách đánh giá: Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 04 mức độ cụ thể:

+ MĐ rất cao: Trẻ hiểu bài tập, làm bài nhanh, biết thực hiện hành động phân chia nhóm các hình, khối theo những dấu hiệu chung nào đó, biết giải thích cách thực hiện, nêu được đặc điểm của hình khối, biết dùng từ ngữ để miêu tả, gọi tên hình khối. Trẻ nhận biết nhanh được những đồ vât xung quanh có hình khối giống với hình khối trong bài.

+ MĐ cao: Trẻ làm bài tương đối nhanh, biết phân nhóm các hình khối theo những dấu hiệu nhất định, nêu được một số đặc điểm của hình khối, biết

giải thích cách làm, nhưng chưa biết dùng từ để gọi tên chung cho nhóm. Nhận biết được một số đồ vật xung quanh có hình dạng giống với hình khối trong bài

+ MĐ trung bình: Trẻ biết thực hiện bài tập nhưng còn lung túng, chưa nhanh. Chưa biết dùng từ để thể hiện, chưa nêu được những đặc điểm cơ bản của hình khối trong bài. Chưa biết tạo nhóm một số hình khối theo những đặc điểm nhất định, nhận biết đồ vật xung quanh giống với hình khối còn chậm

+ MĐ thấp: Trẻ không hiểu yêu cầu của bài tập, chỉ có khả năng biết tên gọi và ghi nhớ tên gọi của đối tượng

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)