- Xác định thời điểm cụ thể trong tiết học để tổ chức trò chơi sao cho phù
Trò chơi 10: Xếp bồn hoa
3.6.3. So sánh kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm của nhóm thử nghiệm
nghiệm
Bảng 3.5. Kết quả đo trước thử nghiệm và sau thử nghiệm của nhóm thử nghiệm
Mức độ Rất cao Cao Trung bình Thấp
Kết quả ST % ST % ST % ST %
Trước TN 18 18 27 27 27 27 28 28
Sau TN 56 56 28 28 11 11 6 6
Biểu đồ 3.3. Kết quả đo trước thử nghiệm và sau thử nghiệm của nhóm thử nghiệm
Kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm cho thấy:
- Sau TN khả năng KQH của trẻ ở nhóm TN được nâng cao rõ rệt. Mức độ trẻ thực hiện được bài tập ở mức độ rất cao ở nhóm TN sau TN là 56% (tăng 38% so với trước TN). Số trẻ đạt mức độ cao là 27% (bằng với trước TN). Tỷ lệ trẻ chỉ đạt mức độ trung bình và mức độ thấp giảm đấng kể (mức độ trung bình giảm 16%, mức độ thấp giảm 22%).
- Kết quả sau thử nghiệm cho thấy: Khả năng KQH của trẻ nhóm TN sau TN tăng khá rõ rệt. Điều đó chứng tỏ dưới tác động của TCHT với sự tổ chức hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu của giáo viên và sự tham gia tích cực của trẻ, khả
năng KQH của trẻ được nâng lên rõ rệt. Kết quả TN đa khẳng định: TCHT với sự tổ chức một cách hợp lý và sáng tạo đã thực sự có hiệu quả đối với sự phát triển khả năng KQH nói riêng và khả năng tư duy nói chung của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng.
Bảng 3.6. Kết quả đo trước thử nghiệm sau thử nghiệm của nhóm đối chứng
Mức độ Rất cao Cao Trung bình Thấp
Kết quả ST % ST % ST % ST %
Trước TN 21 21 26 26 26 26 27 27
Sau TN 28 28 31 31 20 20 21 21
Biểu đồ 3.4. Kết quả đo trước thử nghiệm và sau thử nghiệm của nhóm đối chứng
Kết quả khảo sát trước thử nghiệm và sau thử nghiệm của nhóm ĐC cho thấy:
- Tỷ lệ trẻ đạt mức độ rất cao đã tăng lên 28% (tăng 7% so với trước TN) - Tỷ lệ trẻ đạt mức độ cao tăng lên 31% (tăng 5% so với trước TN) - Tỷ lệ trẻ đạt mức trung bình và thấp cũng giảm (giảm 6% so với trước TN) Tóm lại: kết quả khảo sát sau thử nghiệm của nhóm ĐC tăng cao hơn so với kết quả khảo sát trước thử nghiệm, nhưng tỷ lệ tăng không lớn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Thử nghiệm sư phạm sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng KQH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khi làm quen với biểu tượng hình dạng cho thấy rằng:
- Trước TN khả năng KQH của trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động làm quen với BTHD của hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp. Độ phân tán ở cả hai nhóm TN và ĐC đều lớn, Chứng tỏ khả năng KQH của trẻ là không đồng đều
- Sau thử nghiệm khả năng KQH của trẻ ở cả hai nhóm đều tăng. Song ở nhóm TN tăng lên một cách rõ rệt hơn, còn ở nhóm ĐC thì tăng lên không đáng kể, độ phân tán về mức độ thực hiện bài tập của nhóm TN cũng đồng đều hơn. Tỷ lệ trẻ ở nhóm TN đạt mức độ rất cao khi thực hiện bài tập tăng lên nhiều.Tỷ lệ trẻ đạt mức độ trung bình và thấp của nhóm TN giảm đi đáng kể. Điều đó cho thấy sự khác biệt rõ nét về khả năng của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC sau khi hoàn thành thử nghiệm.
- Kết quả TN đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của việc sử dụng TCHT nhằm nâng cao khả năng KQH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi làm quen với BTHD đã xây dựng trong khóa luận tốt nghiệp, đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là đúng