Tri giác của học sinh thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn để phát triển. Vì vậy, giáo viên Tiểu học có vai trò rất lớn, giáo viên cần tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó nhằm phát hiện ra bản chất của sự vật và hiện tượng.
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa
vào đặc điểm bên ngoài với những thao tác cụ thể. Nhờ hoạt động học tập, tư duy dần mang tính khái quát. Việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em phát triển tư suy ngôn ngữ. Đối với học sinh lớp 3, các em đã dần quen với quá trình rèn luyện tại trường tiểu học, việc phát triển tư duy có điều kiện và tiềm năng thực hiện tốt hơn lớp đầu cấp bởi khả năng hành động hướng đích của các em tốt hơn và tính khái quát trong tư duy của học sinh đạt được ở mức độ cao hơn.
Trí tưởng tượng, sự chú ý, ghi nhớ của học sinh lớp 3 bước đầu đã giảm tính tản mạn, đạt được sự bền vững tốt hơn so với lớp đầu cấp. Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện. Nhu cầu nhận thức của các em đã phát triển khá rõ nét: không chỉ thiên về từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tượng riêng lẻ mà thiên nhiều hơn tới nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, phát triển trí tuệ.
Như vậy, đặc điểm và nhu cầu nhận thức, nhu cầu và trách nhiệm bản thân về thực hiện nhiệm vụ học tập, đánh giá của học sinh lớp cuối cấp cho thấy: khả năng thực hiện việc tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng với các hình thức khác nhau của học sinh phù hợp và có điều kiện thuận lợi hơn trước. Bởi thế, việc rèn luyện phương pháp học tập, phát triển năng lực, sở trường, học sinh có thể thực hiện một cách hiệu quả theo mục tiêu giáo dục nếu có những tác động khoa học đúng hướng đối với vấn đề kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.
Tri giác của học sinh thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn để phát triển. Đây chính là một yêu cầu quan trọng trong dạy học tích hơp. Các bài học tích hợp đòi hỏi phải gắn hoạt động học tập trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
Trí tưởng tượng, sự chú ý, ghi nhớ của học sinh các lớp cuối cấp tiểu học đã giảm tính tản mạn, đạt được sự bền vững tốt hơn so với lớp đầu cấp. Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện. Điều đó giúp cho việc ghi nhớ, phối hợp những kiến thức, kĩ năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của học sinh để giải quyết vấn đề mới mẻ mà bài học nêu ra.
Các bài dạy tích hợp góp phần làm cho hoạt động dạy gắn liền với thực tiễn cuộc sống, đưa ra những tình huống mới mẻ, đa dạng của cuộc sống hiện đại, làm cho học sinh có nhu cầu học tập, biết vận dụng kiến thức nhiều mặt có liên quan để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của bản thân và cộng đồng.