Dạy học tình huống

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 37 - 41)

Trong một xã hội phát triển nhanh, cạnh tranh gay gắt, trong một xã hội chỉ dành chỗ tốt đẹp hơn cho những cá thể, tập thể có sự sáng tạo, thì phát hiện sớm và giải quyết những tình huống nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt của cá nhân (và do đó là của tập thể) trong cuộc sống.Vì vậy, việc tâp dượt cho người học khả năng biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những tình huống là mục tiêu quan trọng của giáo dục.

Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học tình huống là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho học sinh nhận ra tình huống giáo viên cố ý tạo ra trong quá trình dạy học từ đó có phương án giải quyết cho phù hợp. Sau khi giải quyết được học sinh sẽ thu nhận được những kiến thức mới, kĩ năng mới và thái độ tích cực.

Yêu cầu của tình huống được thiết kế:

+ Tình huống phải chứa đựng thông tin đầy đủ, buộc người học phải sử dụng thông tin trong tình huống để giải quyết vấn đề.

+ Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người học, phải tạo ra khả năng để người học đưa ra nhiều giải pháp, để thu hút sự chú ý, kích thích tư duy về tình huống phải "có vấn đề" .

+ Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ của người học. Khi viết hoặc lựa chọn tình huống cần lưu ý tới trình độ và kinh nghiệm của người

học. Không nên đưa ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của người học và ngược lại. Điều này có thể làm cho người học nản lòng và không muốn tham gia học tập.

Quy trình dạy học tình huống : * Đưa ra tình huống

Đây là khâu quan trọng nhất. Nhận ra mình phải giải quyết vấn đề gì coi như đã đi được nửa con đường. Thao tác của người dạy gồm các bước:

- Tạo ra tình huống có vấn đề

- Nhận dạng vấn đề nảy sinh. Nhận ra mâu thuẫn trong vấn đề này sinh - Phát biểu rõ ràng những vấn đề cần giải quyết.

* Giải quyết tình huống đặt ra:

- Đề xuất các phương án giải quyết. Lựa chọn phương án - Lập kế hoạch giải quyết

- Thực hiện kế hoạch giải quyết * Kết luận về phương án giải quyết - Thảo luận và đánh giá kết quả

- Khẳng định hay bác bỏ cách giải quyết - Phát biểu kết luận

- Đề xuất vấn đề mới

Phương pháp dạy học tình huống được chia làm 4 mức độ:

* Mức 1: Người dạy đưa ra tình huống, nêu cách giải quyết. Người học nêu cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của người dạy. Người dạy đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

* Mức 2: Người dạy đặt vấn đề, gợi ý cho người học nêu cách giải quyết vấn đề. Người học thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của người dạy khi cần. Người học và người dạy cùng tham gia đánh giá.

* Mức 3: Người dạy cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Người học phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các cahs giải quyết vấn đề. Người học tự thực hiện cách giải quyết vấn đề. Người dạy đánh giá kết quả học tập của học sinh.

* Mức 4: Người đọc tự phát hiện tình huống có vấn đề, tự phát biểu được bài toán cần giải quyết, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự đánh giá việc giải quyết vấn đề. Người dạy chỉ có ý kiến bổ sung.

Các mức độ học sinh tham gia phát hiện và giải quyết vấn đề: Mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết

vấn đề Kết luận 1 Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên 2 Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên &Học sinh 3 Giáo viên &

Học sinh

Giáo viên &

Học sinh Học sinh Học sinh

Giáo viên & Học sinh 4 Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh & Giáo viên Các bước tiến hành dạy học tình huống

- Nêu chủ đề.

- Xác định mục tiêu học tập. - Nêu tình huống.

- Nêu câu hỏi . Có thể thực hiện theo hai cách:

Câu hỏi mở: Yêu cầu người học tự đề ra biện pháp để giải quyết tình huống, giúp cho người học được chủ động hơn.

Giáo viên cần dự kiến trước các biện pháp mà người học sẽ đề ra để có thể hướng dẫn thảo luận hoặc giải đáp với các biện pháp chưa đúng, chưa hợp lý. Câu hỏi đóng: Đề ra sẵn một số biện pháp để người học chọn ra biện pháp đúng, thích hợp nhất sau khi đã nghiên cứu, suy nghĩ trên các dữ kiện của tình huống đã cho.

Câu hỏi đóng thường được trình bày theo hai dạng:

- Đề ra các biện pháp và học sinh chọn 1 trong các biện pháp đó. - Câu hỏi đúng/sai .

Tổng kết (theo mục tiêu học tập).

Dạy học tình huống tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học này góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực cơ bản của người học đó là năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo. Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay găt thì phát hiện sớm và giải quyết những vấn đề được nảy sinh và trong thực tiễn đó là năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống ở bất kì lĩnh vực nào.

Kĩ năng và kiến thức được hình thành ở học sinh một cách sâu sắc và vững vàng. Nhưng quan trọng hơn học sinh biết cách chủ động chiểm lĩnh kiến thức và đánh giá kết quả học tập của bản thân và người khác. Thông qua đó những năng lực cơ bản được hình thành trong đó có năng lực vận dụng tri thức và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

Ví dụ: Trong tuần 25, phần hoạt động cơ bản Em kể về ngày hội

- Tình huống đặt ra ở đây học sinh tìm hiểu và kể về một lễ hội mà em biết - Giải quyết vấn đề bằng cách trình bày hiểu biết về một lễ hội thông qua gợi ý của giáo viên và những hiểu biết của bản thân.

Trích đoạn thiết kế bài học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và sưu tầm tư liệu về lễ hội

- Giáo viên chuẩn bị tranh, ảnh về một số lễ hội dán ở các góc học tập trong lớp để học sinh quan sát và tìm hiểu

- Nếu giới thiệu về một lễ hội em có thể giới thiệu những đặc điểm nào?

- Học sinh quan sát tranh và ghi chép lại các tài liệu để giới thiệu cho cả lớp về lễ hội

- Thời gian, địa điểm, hoạt động của con người tại lễ hội đó, diễn biến tổ chức lễ hội

- Giáo viên nhận xét

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm đôi trong vòng 7 phút kể cho nhau nghe về một lễ hội mà em biết

- Giáo viên gọi một số học sinh lên kể về một lễ hội trước lớp

- Các học sinh thi đua xem ai kể sinh động và hấp dẫn nhất

- Giáo viên cho lớp bình chọn xem bạn nào kể hay và hấp dẫn nhất

- Khen ngợi và động viên các bạn tích cực học tập

- Học sinh thực hiện

- Học sinh lên bảng trình bày

- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét phần giới thiệu của bạn

Thông qua bài học thiết kế hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học kích thích sự sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh. Qua hướng đổi mới nội dung dạy học này, học sinh có sự độc lập trong tư duy. Trước một vấn đề được giáo viên đặt ra, học sinh là chủ thể phát hiện và tìm ra cách để giải quyết vấn đề đó. Trong bài thiết kế của hoạt động ứng dụng trên, học sinh chủ yếu học về cách làm văn nhưng trong đó có tích hợp về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu sao cho đúng và hay, trình tự sắp xếp ý của văn bản. Đồng thời học sinh cần huy động kiến thức xã hội, những hiểu biết về môn thể thao hay trò chơi. Đồng thời hoạt động dạy học giúp rèn kĩ năng cần thiết như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình, trình bày ý kiến,..

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)