Kĩ thuật " Các mảnh ghép"

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 61 - 64)

Kĩ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.

Kĩ thuật này được tiến hành như sau: Vòng 1: Nhóm chuyên sâu

Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:

+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A; + Nhóm 2: Nhiệm vụ B;

+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C;

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1). Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.

Kĩ thuật mảnh ghép giúp cho các em học sinh giải quyết một nhiệm vụ phức hợp đồng thời kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. Mỗi thành viên phải nhận thấy vai trò của mình trong nhóm để có ý thức tích cực tìm hiểu và học tập. Bản thân mỗi thành viên tham gia nhóm cần trình bày và truyền đạt lại và thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.

Khi thực hiện kĩ thuật này, tính độc lập và trách nhiệm học tập cảu mỗi cá nhân được tăng lên rõ rệt. Như vậy, vận dụng kĩ thuật " mảnh ghép" vào dạy học không chỉ cung cấp tri thức mà con rèn cho học sinh nhiều kĩ năng cần thiết như: hợp tác, giao tiếp, thuyết trình...

Trong tuần 4 với hoạt động thực hành bài " Tình cảm gia đình" có thể áp dụng kĩ thuật " mảnh ghép " trong dạy học đoạn tìm hiểu các thành ngữ về tình cảm gia đình.

Trích đoạn thiết kế bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Giai đoạn 1: Nhóm " chuyên sâu" - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Các thành ngữ về cha mẹ và con cái

+ Nhóm 2: Các thành ngữ về con cháu đối với ông bà, cha mẹ

+ Nhóm 3: Các thành ngữ về anh chị em đối với nhau

- Giáo viên nhận xét hoạt động của từng nhóm

* Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép Nhiệm vụ: Tìm các câu thành ngữ có

- Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm

- Học sinh tiến hành trao đổi nhằm nắm chắc kiến thức để chuẩn bị cho giai đoạn 2

hình ảnh so sánh trong chủ đề tình cảm gia đình

- Giáo viên nhận xét kết quả và hoạt động của các nhóm

- Giáo viên đưa ra kết luận về ý nghĩa cao cả của tình cảm gia đình

=> Tích hợp giáo dục đạo đức

- Học sinh nhanh chóng về nhóm mảnh ghép

- Học sinh thảo luận trình bày những hiểu biết và ý kiến của bản thân - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên để ghi chép lại kết quả chung của cả nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét và bổ sung

Vận dụng kĩ thuật " Mảnh ghép" vào dạy học tích hợp giúp cho học sinh từng bước chinh phục tri thức. Bài học sẽ có chiều sâu và giúp học sinh khắc ghi tri thức lâu hơn. Trong thiết kế bài học trên tích hợp giữa kiến thức Tiếng Việt và kiến thức Đạo đức. Học sinh bổ sung thêm kiến thức về kho tàng thành ngữ chủ đề " Tình cảm gia đình" đồng thời giáo viên có thể giáo dục cho học sinh thấy ý nghĩa, vai rò của tình cảm đó với mỗi con người. Chúng ta cần đối xử như thế nào với ông bà, cha mẹ để trở thành người con hiếu thảo. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tạo điều kiện để hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết cả về trí tuệ và phẩm chất.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)