Kĩ thuật dạy học dự án * Bản chất

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 64 - 70)

* Bản chất

Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học coi trọng tính tích hợp của nội dung học vấn, coi trọng năng lực hoạt động thực tiễn của người học. Toàn bộ quá trình dạy học theo mô hình này hướng vào việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực và gắn bó

mật thiết với thế giới thực. Nhiệm vụ này không được triển khai trên một lớp học trong một thời gian xác định như kiểu dạy học bài – lớp truyền thống, mà nó được thiết kế để người học thực hiện một cách linh hoạt, cơ động tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mong muốn của chính người học và những nhiệm vụ ấy được gọi là dự án học tập. Ngày nay, dạy học theo dự án được nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau:

- Xét trên bình diện vĩ mô, dạy học dự án được xem như một chiến lược dạy học dựa trên các vấn đề về nội dung học tập. Các vấn đề này tương đối lớn, có ý nghĩa bao trùm nhiều lĩnh vực học tập và đời sống xã hội. Nó được thiết kế thành các nhiệm vụ cụ thể và triển khai để học sinh thực hiện. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong dự án mà người học tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết thuộc nội dung học tập và kĩ năng xã hội khác. Như vậy dạy học dự án là một mô hình hay một kiểu dạy học.

Tương ứng với nội dung dạy học đó là các hình thức và phương pháp dạy học theo dự án. Chúng hướng vào việc tổ chức cho học sinh làm việc, chia sẻ, trao đổi để cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng nhau trưng bày và thuyết phục người khác để họ nghe và tin vào điều các em học sinh đã làm được.

Như vậy, theo cách nhìn nhận này dạy học dự án không chỉ đơn thuần là cách tổ chức dạy học mà nó còn là một hệ thống bao gồm đầy đủ mọi thành tô cấu trúc tạo nên quá trình dạy học.

- Ở bình diện vi mô, dạy học dự án được xem là một phương pháp dạy học đôi khi còn là cách thức dạy học, giáo viên thiết kế lại nội dung dạy học từ một chủ đề. Thông qua đó học sinh chiếm lĩnh được các nội dung học vấn theo chủ đề của môn học ấy.

* Tiến trình dạy học

Giai đoạn 1: Thiết kế dự án - Xác định mục tiêu của dự án - Xây dựng nội dung của dự án

- Dự kiến hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện và phân chia nhóm học sinh

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho quá trình thực hiện dự án của học sinh.

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện dự án

- Nêu ý tưởng hình thành nên dự án, giới thiệu dự án và triển khai nhiệm vụ trong dự án tới học sinh

- Phân chia học sinh thành các nhóm đã dự kiến và hướng dẫn cách tiến hành dự án. Đồng thời nêu lên những kì vọng về quá trình hoạt động cũng như sản phẩm mà học sinh sẽ tạo ra

- Tổ chức cho học sinh giải quyết các nhiệm vụ trong dự án theo từng giai đoạn

- Kiểm tra giám sát quá trình và kết quả thực hiện dự án của học sinh theo từng giai đoạn, hỗ trợ học sinh khi cần thiết

Giai đoạn 3: Hoàn thiện dự án và trưng bày sản phẩm

- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của dự án dưới nhiều hình thức: thuyết trình, trưng bày, giới thiệu sản phẩm,…

- Tổ chức đánh giá dự án với sự tham gia của nhiều thành phần: giáo viên, nhóm thực hiện, nhóm khác

- Lựa chọn các sản phẩm tốt để trao giải và làm tư liệu học tập chung cho lớp, cho trường

* Đặc trưng của dạy học theo dự án

- Nhiệm vụ học tập thường rộng lớn, mang tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực

- Mục tiêu của dự án học tập thường vượt ra ngoài khuôn khổ mục tiêu dạy học một nội dung hay một môn học cụ thể và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc - Dự án học tập thường được hoạch định một cách chi tiết trên cơ sở tính đến nguồn nhân lực, vật lực và trong quá trình hoạch định dự án thường có sự tham gia trực tiếp của học sinh

- Thời gian thực hiện dự án không bị bó buộc như dạy học truyền thống mà thường kéo dài có khi hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, thậm chí hàng năm.

- Dự án thường được giải quyết dưới hình thức hợp tác theo các nhóm học sinh, ở không gian mở, vào thời điểm phù hợp với tất cả mọi người

- Mỗi dự án thường định hướng học sinh tạo ra được một sản phẩm vật chất cụ thể để báo cáo, trưng bày trước tập thể.

Thiết kế một dự án học tập cho học sinh

Tuần 26 học sinh học tập chủ đề: “ Em biết những ngày lễ hội truyền thống nào?”

*Mục tiêu dự án:

- Học sinh có them kiến thức về các lễ hội truyền thống của nước ta - Học sinh có cơ hội sưu tầm, nghiên cứu về nét văn hóa riêng của dân tộc - Rèn kĩ năng thuyết trình, bày tỏ quan điểm cho học sinh

- Tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cho học sinh *Xây dựng nội dung của dự án:

Chủ đề của dự án “ Em biết những ngày lễ hội truyền thống nào?” - Đòi hỏi học sinh tự khám phá các phương diện của các lễ hội và trình bày được đầy đủ và cụ thể nhất những hiểu biết của bản thân

*Hình thức tổ chức đánh giá dự án

- Lớp chia làm 4 nhóm cùng nhau thống nhất tìm hiểu về các lễ hội trong đó mỗi lễ hội giới thiệu được những điểm đặc sắc nổi bật

- Hình thức: Thuyết trình

- Thời gian tiến hành dự án: 1 tuần

- Thành phần tham gia: Các nhóm báo cáo, giáo viên chủ nhiệm

- Khuyến khích các nhóm báo cáo chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về các lễ hội để phần thuyết trình thêm sinh động

- Thời gian tổ chức: trong 1 tiết ( mỗi nhóm có 10 phút để trình bày ) - Các nhóm làm việc trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, khoa học. Có sự phân chia rõ ràng để dự án hoàn thành đạt hiệu quả cao nhất

+ Nội dung rõ ràng, chính xác

+ Nội dung kiến thức liền mạch , được sắp xếp khoa học, lô gic + Có hình ảnh minh họa

+ Cách thuyết trình tự tin, nêu nổi bật được ý toàn bài

- Đánh giá chung cuộc thuộc về giáo viên chủ nhiệm cùng nhận xét của các nhóm bạn

- Sau khi báo cáo về thành quả nhóm đạt được, mỗi nhóm sẽ trình bày về quá trình thực hiện được dự án ( có những thuận lợi và khó khăn gì, thái độ làm việc của thành viên trong nhóm ra sao…)

Phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực và trong đó giáo viên có cơ hội tích hợp nhiều mảng kiến thức cũng như kĩ năng cho học sinh. Sau quá trình thực hiện dự án, rõ rang học sinh có một quá trình tìm hiểu thông tin bài học từ đó khắc sâu hơn nội dung bài học cũng như phát huy tính ham học hỏi, thích khám phá ở học sinh. Học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức về Tiếng Việt, xã hội và được rèn kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình,…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Khóa luận đã tiến hành trình bày cơ sở xây dựng phương pháp dạy học tích hợp dựa trên nguyên tắc dạy học tích hợp. Nhờ đó nên việc đề xuất một số biện pháp nhằm vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 có căn cứ, xác thực và khách quan. Đề tài đã đề xuất một số đổi mới về hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học, kĩ thuật dạy học nhằm ứng dụng quan điểm tích hợp vào dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 3. Việc đổi mới ở nhiều phương diện giúp cho quá trình dạy học tích hợp linh hoạt và nhuần nhuyễn hơn. Do vậy, hiệu quả giáo dục cũng từ đó mà được nâng cao.

Ngoài ra, chương 2 chúng tôi có đưa ra một số trích đoạn thiết kế được các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học minh họa một số nội dung dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo hướng tích hợp. Lí luận về các phương pháp dạy học tích hợp đã được minh chứng trong các bài học trong môn Tiếng Việt lớp 3. Cho thấy, việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học không chỉ cung cấp tri thức toàn diện cho người học mà còn giúp hình thành và phát triển nhiều phẩm chất và kĩ năng cho học sinh.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)