Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc nhỏ. Ở mỗi góc nhỏ học sinh có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng phần của bài học. Đối với mỗi học sinh phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học. Nếu có vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn.
Đối với phương pháp dạy học theo góc sẽ tạo ra môi trường học tập lành mạnh, tích cực hơn. Đặc biệt, với phương pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó học sinh vào một khuôn khổ nhất định, mà tạo ra cho các em một không khí học tập thoải mái, tự học hỏi, tìm tòi kiến thức của bài học theo cảm hứng thông qua các góc nhỏ. Phương pháp này còn giúp cho học sinh hiểu bài được sâu hơn, tổng quát hơn và nhớ bài lâu hơn.
Học theo góc là phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện những nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gina lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo phong cách học khác nhau.
Học theo góc thể hiện sự đa dạng, do đó học sinh có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ và phong cách học tập khác nhau có thể tự tìm cách để
thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều đó giúp giáo viên giaiar quyết vấn đề đa dạng trong học tập của học sinh. Khi tiến hành học tập theo góc, học sinh sẽ tham gia học tập một cách tích cực, cảm giác gần gũi hơn với tư liệu học tập đồng thời có cơ hội phát triển năng lực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Việc học tập ở các góc là trải nghiệm lí thú, giúp các em hứng thú hơn với công việc học tập đồng thời tạo điều kiện ứng dụng lí thuyết vào thực hành.Từ đó giúp cho học sinh thêm khắc sâu kiến thức và có những tri thức áp dụng vào thực tế tốt.Trong các góc học tập, giáo viên có thể bố trí tạo điều kiện để học sinh học tập theo nhóm cùng thảo luận về một chủ đề.
Quy trình thực hiện dạy học theo góc:
* Chọn nội dung và không gian lớp học phù hợp
Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần lựa chọn nội dung bài học cho phù hợp theo các phong cách học tập khác nhau hoặc theo những hình thức hoạt động khác nhau ( tích hợp kiến thức từng môn học trong một nội dung chủ đề).
Địa điểm: Không gian lớp học là điều kiện để chi phối việc tổ chức học theo góc. Không gian phải phù hợp để bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập trong các góc và các hoạt động của học sinh tại góc.
* Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau:
Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc.
Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối hợp thêm một số phương pháp khác như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện…
Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động.
Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp. Căn cứ vào nội dung, giáo cần xác định 3- 4 góc để học sinh thực hiện học theo góc.
Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phảm cần có và tư liệu thiết bị cần cho hoạt động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau.
Căn cứ vào nội dung cụ thể mà học sinh hoạt động góc và đặt tên cho mỗi góc; xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho học sinh ở mỗi góc;
Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động; hướng dẫn để học sinh chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp;
Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau.
Tổ chức cho học sinh học theo góc
Khi tổ chức học sinh học theo góc, giáo viên lưu ý 4 bước sau:
Bước 1: Bố trí không gian lớp học
Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học. Đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dung học tập cần thiết ở mỗi góc. Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.
Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc. Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. Dành thời gian cho học sinh chọn góc xuất phát, giáo viên có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều học sinh cùng chọn một góc.
Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi học sinh đã quen với phương pháp học tập này, giáo viên có thể cho học sinh lựa chọn thứ tự các góc theo sơ đồ sau:
Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc
Học sinh làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. Giáo viên theo dõi, phát hiện khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Nhắc nhở thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần).
Yêu cầu tổ chức dạy học theo góc
Khi tổ chức hoạt động học theo góc, giáo viên cần lưu ý đến yêu cầu về nội dung, không gian lớp học, thiết bị dạy học và tư liệu...
Cụ thể, phải lựa chọn nội dung bảo đảm cho học sinh khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau. Phòng học đủ diện tích để bố trí học sinh học theo góc. Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học.
Về phía giáo viên, cần có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc. Học sinh có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo theo cá nhân và hợp tác.Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và học sinh cần luân chuyển qua cả 3 góc, học sinh được chia sẻ kết quả, được góp ý và hoàn thiện. Số lượng học sinh trong một lớp vừa phải, khoảng từ 25 – 30 học sinh thì mới thuận tiện cho việc di chuyển các góc.
Học theo góc có những ưu thế khác biệt so với các phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học giúp tăng cường sự tham gia , nâng cao hứng thú và sự thoải mái của học sinh: Học sinh được chọn góc theo sở thích và tương đối độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ và tạo được hứng thú, sự thoải mái cho học sinh. Học sinh được học sâu và đạt được hiệu quả bền vững: Học sinh được tìm hiểu nội dung theo nhiều cách khác nhau: Nghiên cứu lí thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó học sinh hiểu sâu, nhớ lâu hơn so với phương pháp thuyết trình, học sinh nghe giáo viên giảng một cách thụ động.
Học theo góc sẽ tạo nhiều không gian hơn cho thời gian học mang tính tích cực. Các nhiệm vụ và hình thức học tập sẽ thay đổi tại các góc tạo hứng thú và tăng tính tích cực cho học sinh, Giáo viên có nhiều cơ hội để hỗ trợ cá nhân. Học sinh nhiều cơ hội được trợ giúp từ đó tạo sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh và học sinh.
Ví dụ: Trong hoạt động ứng dụng của tuần 32 với yêu cầu " Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ở địa phương em". Giáo viên có thể tổ chức hoạt
động góc trong nội dung bài học này bằng cách thiết kế các góc lớp với những nội dung xoay quanh việc nên làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh. Hướng thiết kế theo 4 góc: quan sát tranh ảnh, xem băng đĩa, đọc sách báo tài liệu về môi trường, góc phân tích vai trò của bảo vệ môi trường.
Từ đó, hiểu được 4 vấn đề sau
- Tìm hiểu vai trò của môi trường xung quanh với cuộc sống con người? - Những biểu hiện môi trường đang bị ô nhiễm hiện nay?
- Tác hại của việc môi trường không được bảo vệ? - Những việc cần làm để bảo vệ môi trường
Trích đoạn thiết kế bài học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Nêu chủ đề của bài học: Bảo vệ môi trường
- Giới thiệu 4 góc học tập trong lớp với 4 vị trí của những phương tiện dạy học khác nhau. Học sinh sẽ tham gia học tập ở 4 góc và tìm hiểu được
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Học sinh tiến hành hoạt động góc Góc xem tranh,
ảnh minh họa
Góc phân tích vấn đề một cách cụ thể
Góc xem đĩa, băng hình học tập
Góc đọc tài liệu, sách báo
những nội dung sau:
- Tìm hiểu vai trò của môi trường xung quanh với cuộc sống con người? - Những biểu hiện môi trường đang bị ô nhiễm hiện nay?
- Tác hại của việc môi trường không được bảo vệ?
- Những việc cần làm để bảo vệ môi trường
- Giáo viên quan sát hoạt động của học sinh, kịp thời giúp đỡ, hướng dẫn Sau thời gian hoạt động góc học sinh sẽ quay về vị trí ban đầu
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí (nhóm trưởng phân công công việc cho thành viên và tổng hợp ý kiến chung; thư kí ghi chép)
Nhiệm vụ: Trả lời những câu hỏi đặt ra ở phần đầu. Thảo luận theo hình thức " khăn trải bàn"
+ Giáo viên phát giấy khổ lớn cho các nhóm. Các thành viên trình bày kết quả sau khi mình thu thập được qua các kênh chữ và kênh hình
+ Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và thư kí ghi chép lại
- Giáo viên nhận xét hoạt động của lớp và kết luận bài
- Học sinh hoạt động tích cực, có thể nhờ giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ
- Học sinh tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung kết quả
Việc vận dụng quan điểm tích hợp trong môn Tiếng Việt thông qua hoạt động góc trong bài học trên đã giúp hiệu quả dạy học tăng lên đáng kể. Bản thân học sinh được tiếp cận với tri thức một cách tự nhiên và linh hoạt. Trong hoạt động thiết kế nêu trên, học sinh được tiếp cận với nhiều phương tiện dạy học khác nhau. Trong bài học có tích hợp với nội dung Tự nhiên và xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời qua tiết học trên, học sinh được rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng giải quyết vấn đề,...