Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy và theo các bài tập đã được thiết kế.
Kết quả kiểm tra cho thấy số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này khẳng định việc bước đầu sử dụng các biện pháp, tổ chức các hoạt động, thiết kế bài học theo quan điểm tích hợp đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học.
Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh thực hành luyện nói, viết trong bài kiểm tra. Phân loại theo 3 mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Từ bản so sánh trên, ta có biểu đồ thể hiện cụ thể:
Lớp Số bài kiểm tra
Xếp loại
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
3A7 37 16 43,2 % 20 54% 1 2,8%
3A6 37 12
0 10 20 30 40 50 60
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ so sánh kết quả đầu ra 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra đầu vào và kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy có những dấu hiệu đáng mừng qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học chưa hoàn thành ở lớp thực nghiệm đã giảm đi, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng lên đáng kể sau khi tiến hành thực nghiệm. Điều này có thể cho chúng ta nhận thấy những hiệu quả mang lại sau thời gian thực nghiệm với việc sử dụng các biện pháp, thiết kế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích hợp.