Dạy học theo chủ đề

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 32 - 37)

* Mục tiêu:

- Thiết kế các tiết học vận dụng phương pháp dạy tích hợp nhằm giúp học sinh tổng hợp tri thức Tiếng Việt

- Mỗi chủ đề đều được tích hợp trong tiết dạy học tích hợp để phương pháp dạy học tích hợp phát huy ưu thế nổi bật trong việc khái quát nội dung, củng cố tri thức và rèn luyện kĩ năng, phẩm chất người học

- Dạy học lồng ghép nội dung chủ đề Tiếng Việt theo tuần với nội dung tự nhiên - xã hội, lịch sử - địa lí, đạo đức,...nhằm tăng tính tích cực học tập cho học sinh đồng thời tạo tính sinh động, hấp dẫn cho các tiết học

- Dự kiến thời gian giảng dạy: 1 tiết/tuần ( các tiết ôn tập, luyện tập tổng hợp kiến thức)

Dạy học theo chủ đề là phương pháp giáo viên dựa trên một chủ đề nhất định trong môn học để tổ chức hoạt động cho học sinh. Việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh tăng cường khả năng tìm tòi, khám phá tri thức xoay quanh chủ đề đã cho. Nhờ vậy học sinh có thể tích lũy tri thức ở nhiều khía cạnh và vấn đề đặt ra được nhìn nhận một cách toàn diện nhất.

*Quy trình thực hiện:

Các bước để thực hiện một chủ đề trong dạy học theo chủ đề: Bước 1: Xác định chủ đề:

Trong chương trình giảng dạy, các bài học đều thuộc những chủ đề nhất định. Giáo viên có thể lựa chọn những chủ đề thích hợp nhằm tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh. Mỗi chủ đề giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu các khía cạnh của vấn đề: có thể tích hợp các phân môn trong một môn học hoặc tích hợp liên môn.

Bước 2: Xác định những nội dung liên quan giữa các đơn vị bài học, cấu trúc lại chương trình

Ở những bài học cùng chủ đề, từ yêu cầu kiến thức (theo chuẩn), giáo viên cần xác định giữa các tiết đó liên quan ở những nội dung cụ thể nào. Khi dạy ở tiết trước, giáo viên định hình những nội dung nào để học sinh chuẩn bị cho những tiết sau. Khi thực hiện dạy những tiết sau, giáo viên cho học sinh vận dụng những gì từ tiết trước để học sinh tìm hiểu cho bài mới. Và từ bài dạy tiết sau, các em sẽ hệ thống, củng cố lại được kiến thức nào đã được nắm bắt từ những tiết trước. Tất cả những nội dung này được thể hiện cụ thể ở hệ thống câu hỏi, những vấn đề đặt ra cho học sinh thực hiện trong nội dung chuẩn bị ở nhà, trong tiết học.

Bước 3: Định hướng thời lượng cho kiến thức sẽ thực hiện.

Nếu chỉ dừng lại ở nội dung (mối liên quan giữa những bài học mà ta soạn theo chủ đề) thì chưa đủ. Bởi nếu ta không dạy theo hướng này thì bản thân những bài ấy đã có mối liên quan vì chương trình đang dạy học hiện nay được cấu trúc theo hướng đồng tâm - một số bài, thể loại,… được lặp lại, nâng cao. Dù ít hay nhiều thầy cô đều thực hiện tích hợp kiến thức giữa các

bài có cùng chủ đề đó (Nhưng đôi lúc chúng ta thực hiện thiếu chủ động, mang tính tự phát).

Bước 4: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học. Đây là bước quan trọng và vô cùng cần thiết. Bởi lẽ giáo viên cần phải dự kiến hướng thiết kế các hoạt động, vận dụng các phương tiện dạy học: kênh hình, kênh chữ, công nghệ thông tin nhằm giúp bài dạy tích hợp chủ đề đạt được mục tiêu và có hiệu quả sư phạm cao.

Bước 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá (Theo tài liệu, tổ chưa thực hiện hoạt động này. Mong nhận được ý kiến góp ý của các trường, ý kiến chỉ đạo của tổ nghiệp vụ)

Dạy học chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên. Việc dạy học theo chủ đề giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em khám phá tri thức theo năng lực và sở thích của bản thân. Đồng thời các em sẽ có cái nhìn toàn diện về vấn đề, tránh việc xuôi chiều, phiến diện.

Ví dụ: Trong chủ đề tuần 30 về Bạn bè năm châu giáo viên có thể xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp. Kiến thức chính truyền đạt tới học sinh đó là nói về bạn bè năm châu ( các quốc gia trên thế giới ) khơi gợi niềm ham thích tìm hiểu, khám phá trong đó ta có thể lồng ghép tri thức về viết tên nước ngoài, cách đọc tên nước ngoài. Đồng thời bổ sung tri thức về nét đẹp, phong tục riêng của các nước trên thế giới. Dạy học theo góc và vận dụng phương pháp thảo luận nhóm phát huy được hiệu quả của hoạt động dạy học theo chủ đề, với mỗi chủ đề học sinh có thể tham gia tìm hiểu thông tin ở các góc trong không gian lớp sẽ giúp cho bài học được khắc sâu thêm.

Dự kiến thiết kế lớp học:

Trích đoạn thiết kế bài học tuần 30 chủ đề "Bạn bè năm châu":

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Nêu chủ đề bài học và giới thiệu các nội dung tìm hiểu trong chủ đề

- Chủ đề trong bài học hôm nay: "Bạn bè năm châu"

- Giáo viên đặt câu hỏi: Em biết những châu lục nào trên thế giới? - Để hiểu hơn về các châu lục, con người và nét văn hóa nơi đây cả lớp tiến hành quan sát và ghi chép thông qua kênh chữ, kênh hình được bố trí tại các góc lớp học

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí (nhóm trưởng phân công công việc cho thành viên và tổng hợp ý kiến

- Học sinh lắng nghe

- Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Đại Dương

- Học sinh tiến hành. Bản đồ các quốc gia trên

thế giới - Quả địa cầu  HS quan sát về nhận biết vị trí các châu lục Hình ảnh về con người ở mỗi châu lục  HS quan sát và ghi lại theo suy nghĩ riêng của bản thân

Bản đồ từng châu lục có ghi tên của các quốc gia trên châu lục đó

 HS ghi chép tên

Băng hình về những hoạt động sinh hoạt hay nét văn hóa đặc trưng của mỗi châu lục

chung; thư kí ghi chép)

- Giáo viên phát giấy khổ lớn. Cả nhóm làm việc theo hình thức "khăn trải bàn" và tổng hợp ý kiến.

- 4 nhóm thảo luận và tìm thông tin về các vấn đề sau:

+ Nêu một số quốc gia ở mỗi châu lục + Đặc điểm thiên nhiên và con người + Nét văn hóa đặc trưng ở châu lục đó => Tích hợp với bộ môn địa lí (địa lí thế giới).

=> Rèn khả năng thuyết trình và bày tỏ ý kiến.

=> Rèn kĩ năng viết tên địa danh nước ngoài

- Giáo viên nhận xét làm việc nhóm và kết quả của nhóm.

- Giáo viên tổ chức trò chơi: “ Hướng dẫn viên du lịch”

+ Thể lệ trò chơi như sau: Với những kiến thức em vừa được xem và những hiểu biết của bản than, hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với mọi người về một châu lục.

- Giáo viên nhận xét về cách trình bày, nội dung thuyết trình giới thiệu về châu lục của học sinh

- Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến của cá nhân.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh suy nghĩ và làm việc cá nhân

- Học sinh lên giới thiệu về một châu lục

- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét

Như vậy, thông qua hoạt động dạy học tích hợp chủ đề, học sinh được cung cấp những tri thức về nhiều lĩnh vực xoay quanh chủ đề của bài học. Qua bài học về chủ đề Bạn bè năm châu có thể bổ sung tri thức về

Tiếng Việt (cách đọc và viết đúng những tên riêng nước ngoài) và Địa lí(tên các châu lục trên thế giới và những đặc điểm riêng của châu lục đó về thiên nhiên cũng như con người). Ngoài ra, tiết học còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, trình bày và bày tỏ ý kiến cho học sinh. Mỗi tiết dạy tích hợp không chỉ cung cấp them cho các em về mặt tri thức mà còn góp phần rèn them về mặt kĩ năng và thái độ học tập. Nhờ đó, mục tiêu bài học đạt hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 32 - 37)