Đổi mới hình thức dạy học 1 Dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 41 - 47)

2.2.2.1. Dạy học hợp tác

Hình thức dạy học hợp tác nhấn mạnh vai trò của chủ thể người học trong quá trình học tập.Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức cho học sinh

hoạt động trong những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia se kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao. Những nhiệm vụ học tập giao cho học sinh cần khuyến khích sự phối hợp của các thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư kí, người quản lí thời gian). Việc hình thành thói quen hợp tác cho học sinh là vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục.Trong học tập hợp tác, học sinh học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao kết quả học tập.

Hoạt động hợp tác nhóm của học sinh thể hiện ở 5 yếu tố sau:

- Có sự phụ thuộc lẫn nhau một các tích cực: Kết quả của cả nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm.

Mỗi thành viên hoặc cặp thành viên được giao một phần nhiệm vụ chung của nhóm.Kết quả của nhóm được tạo ra khi kết hợp tất cả các kết quả của thành viên.

- Thể hiện trách nhiệm của từng cá nhân: Mỗi cá nhân đều được phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc để đóng góp vào kết quả chung. Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc và ý kiến được tôn trọng còn các thành viên khác thì đứng ngoài cuộc, quan sát, không làm việc và không được sử dụng kết quả.

- Khuyến khích sự tương tác: Trong quá trình hợp tác cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của cả nhóm.

- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn luyện kĩ năng như: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định...

- Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm học sinh thường xuyên rà soát công việc đang làm" Chúng ta đang làm như thế nào?" và kết quả ra sao? Học sinh có thể đưa ra nhận định đúng hoặc sai, tốt hay chưa tốt để góp phần hoàn thiện các nhiệm vụ được giao và kết quả của nhóm.

* Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp

Trong thực tế dạy học, tổ chức cho học sinh học tập hợp tác là cần thiết và có hiệu quả khi:

- Có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó hoặc rất khó.

Và do đó việc huy động kinh nghiệm của nhiều học sinh, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số học sinh hoặc cần có một số ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn để có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú... Giáo viên căn cứ vào đặc điểm dạy học hợp tác để lựa chọn nội dung cho phù hợp, không nên lạm dụng hay áp dụng máy móc sẽ ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập của học sinh.

* Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng dạy học hợp tác

Xuất phát từ mục tiêu, nội dung của bài học, giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học trong đó xác định hoạt động nào cần tổ chức hoạt dộng nhóm. Xác định rõ tiêu chí thành lập nhóm: Theo trình độ học sinh, the ngẫu nhiên, theo sở trường của học sinh hoặc một tiêu chí xác định nào đó.

Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: Dạy và học hợp tác cần kết hợp với nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau: Kĩ thuật đặt và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn phủ bàn,kĩ thuật mảnh ghép...

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Đảm bảo phù hợp để tạo điều kiện cho mỗi nhóm học sinh hoạt dộng, đưa ra danh mục các thiết bị, dụng cụ cho giáo viên chuẩn bị hay huy động học sinh chuẩn bị và tự khai thác từ các nguồn khác nhau.

Hoạt động của giáo viên và học sinh: Cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ thể. Ví dụ hoạt động của giáo viên là giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của học sinh, nêu mục đích, nhiệm vụ của nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Thiết kế các phiếu giao việc tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng thực hiện nhiệm vụ và thể hiện rõ hoạt động cá nhân trong nhóm. Chú ý xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm thực hiện được hiệu quả, tránh hình thức mà không dạt được hiệu

quả cao. Hoạt động của nhóm cần có sự linh hoạt, thay đổi nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.

Thiết kế nhiệm vụ củng cố và đánh giá: Giáo viên cần dự kiến cách thức tổ chức, đánh giá hoạt động của nhóm qua việc đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác trình bày và bổ sung kết quả.

Tổ chức dạy học hợp tác: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập hoặc nêu vấn đề cần tìm và phương pháp học tập cho toàn lớp. Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động phù hợp theo thiết kế: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ có thể tổ chức khác nhau: cặp hai học sinh, nhóm 3 học sinh, hoặc nhóm 4 - 8 học sinh...

Trong hoạt động nhóm: Học sinh ngồi đối diện nhau để tạo sự tương tác trong quá trình học tập, tránh trường hợp chia thành hai dãy bàn. Nên chú ý tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được thực hiện vai trò làm nhóm trưởng, thư kí nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng học tập cũng như kĩ năng lãnh đạo, điều khiển cho tất cả học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh: Có thể giao cho mỗi nhóm học sinh một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện chung một nhiệm vụ. Giáo viên cần nêu rõ thời gian và thực hiện yêu cầu sản phẩm của mỗi nhóm.

- Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh: Nhóm trưởng điều khiên hoạt động nhóm: học sinh hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp.

- Giáo viên theo dõi, điều khiển, hướng dẫn hỗ trợ các nhóm. Khi học sinh hoạt động nhóm, có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra. Nhất là khi học sinh tiến hành trao đổi, thảo luận. Vì vậy, giáo viên cần bao quát, đi tới các nhóm để hỗ trợ học sinh từ đó giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời những hoạt động của nhóm.

- Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm hoàn thiện kết quả và cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm

khác bổ sung kết quả, chia sẻ kinh nghiệm. Giáo viên hướng dẫn học sinh và phản hồi tích cực. Giáo viên tổng kết những kiến thức cơ bản, tránh giảng lại toàn bộ những gì học sinh đã trình bày.

Phương pháp dạy học hợp tác giúp tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, quan điểm và được tôn trọng,...Nhờ đó, kết qủa học tập của các em ngày càng được nâng cao. Do sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm học sinh có thể giải quyết những nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp. Học sinh học tập và chia sẻ lẫn nhau. Trong học tập hợp tác, học sinh được thay đổi vai trò làm nhóm trưởng, thư kí từ đó giúp hình thành kĩ năng lãnh đạo, quản lí người lao động. Để thu được kết quả cao trong học tập hợp tác, các học sinh phải rèn luyện kĩ nãng xã hội. Làm việc cùng nhau sẽ phải học cách hiểu người khác theo những cách khác nhau. Học sinh cũng sẽ phải học cách tin tưởng người khác, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau. Học sinh sẽ phải học cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để góp phần tăng hiệu quả làm việc của nhóm, giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá và tự đánh giá nhóm mình và nhóm bạn. Do vậy kĩ năng đánh giá và tự đánh của học sinh được hình thành và phát triển.

Ví dụ: Trong hoạt động thực hành ở tuần 4, học và thực hành đặt câu với mẫu "Ai là gì?", giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, trong đó có phân công nhóm trưởng điều hành và giao việc cho các thành viên, thư kí ghi chép lại kết quả thực hành đặt câu theo mẫu câu " Ai là gì?". Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. từ đó bài học được khắc sâu hơn.

Trích đoạn thiết kế bài học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Giáo viên yêu cầu nhắc lại kiến thức đã học về kiểu câu hỏi: "Ai là gì?"

- Giáo viên nhận xét

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phân công nhóm trưởng và thư kí trong đó nhóm trưởng có vai trò phân công công việc cho các thành viên và tổng hợp ý kiến của cả nhóm, còn thư kí ghi chép lại ý kiến tổng hợp

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Đặt các câu với cấu trúc:" Ai là gì?" + Nhóm trưởng tổng hợp những câu hay nhất để trình bày trước lớp

- Giáo viên nhận xét hoạt động và sản phẩm của nhóm

- Giáo viên đề nghị các nhóm tự đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm

- Giáo viên kết luận và đưa ra nhận xét chung mang ý nghĩa tích cực

- Giáo viên giao nhiệm vụ mới:

Các nhóm tiến hành thảo luận chọn ra một nhân vật lịch sử hay một danh nhân nổi tiếng. Các thành viên trong nhóm nêu những hiểu biết về nhân vật đó, sau đó tổng hợp ý kiến thành một đoạn văn ngắn. Trong bài giới thiệu có sử dụng ít nhất 2 câu thuộc kiểu câu: “ Ai là gì?” Đại diện nhóm lên trình bày giới thiệu về nhân vật mà nhóm lựa chọn.

- Học sinh khác nhận xét và bổ sung ý kiến

- Học sinh thực hiện

- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp - Cả lớp chú ý lắng nghe

- Các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn

- Học sinh tiến hành đánh giá

- Các nhóm tiến hành thảo luận và lựa chọn nhân vật

- Đại diện nhóm đứng lên trước lớp trình bày

- Giáo viên nhận xét thái độ và kết quả hoạt động của các nhóm

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến

Dạy học hợp tác là hình thức dạy học phổ biết giúp hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. Thiết kế bài học trên giúp học sinh có thêm tri thức về kiểu câu: " Ai là gì?" đồng thời tích hợp thêm tri thức về cách đặt câu, cách sử dụng từ ngữ. Bài học còn rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm, kĩ năng bày tỏ ý kiến, kĩ năng lãnh đạo nhóm...Nhờ vậy, hiệu quả giáo dục ngày càng nâng cao.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)