Kĩ thuật " Khăn trải bàn"

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 59 - 61)

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh và học sinh. Hình thức hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn được tiến hành như sau:

- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 - Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi, nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phân giấy của mình trên tờ A0.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”.

Trong kĩ thuật khăn trải bàn đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc Viết ý kiến Cá nhân

Viết ý kiến Cá nhân Viết ý kiến

Cá nhân

Viết ý kiến Cá nhân Ý kiến chung của nhóm

Như vậy sẽ có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự trong lớp.Việc sử dụng kĩ thuật " khăn trải bàn” giúp nâng cao hoạt động của cá nhân trong nhóm.

Kĩ thuật này có vai trò lớn giúp nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Học sinh học được cách tiếp cận với các giải pháp và chiến lược khác nhau đồng thời rèn luyện kĩ năng suy nghĩ , quyết định và giải quyết vấn đề. Nhờ vậy, học sinh có thể đạt được mục tiêu học tập. Sự phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm tạo điều kiện cho học tập phân hóa và nâng cao mối quan hệ giữa học sinh với nhau. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Kĩ thuật "khăn trải bàn" vừa giúp nâng cao hiệu quả học tập vừa rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho học sinh.

Ví dụ: Trong tuần 13 hoạt động ứng dụng" Kể tên những con sông lớn

mà em biết" giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật " khăn trải bàn" trong quá trình

tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm Trích đoạn thiết kế bài học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Giáo viên chuẩn bị lược đồ các dòng sông trên cả nước.

=> Tích hợp môn địa lí

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí (nhóm trưởng phân công công việc cho thành viên và tổng hợp ý kiến chung; thư kí ghi chép). Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ra giấy ở

- Học sinh tiến hành quan sát và tìm tên các dòng sông

những ô ý kiến cá nhân

- Nhiệm vụ: Dựa vào lược đồ vừa quan sát và kết hợp với những hiểu biết của bản thân hãy kể tên những con sông lớn mà em biết

- Có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm, tìm ra nhóm biết nhiều tên dòng sông nhất

- Nhóm trưởng tổng hợp và thư kí ghi chép lại

- Giáo viên nhận xét và tìm ra nhóm thắng cuộc. Động viên các nhóm còn lại

- Giáo viên kết luận và nhận xét buổi học

- Nhóm treo kết quả lên bảng - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét - Học sinh lắng nghe

- Trong nhóm tự đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm

Kĩ thuật " Khăn trải bàn" là kĩ thuật dạy học được sử dụng chủ yếu trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên đều đóng góp ý kiến của mình để hoàn thiện thành quả của nhóm. Trong thiết kế bài học trên tích hợp kiến thức Tiếng Việt với kiến thức Địa lí tự nhiên đồng thời rèn luyện về kĩ năng hợp tác, lãnh đạo, phát hiện và giải quyết vấn đề,...

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn tiếng việt ở lớp 3 trường tiểu học giấy bãi bằng phù ninh phú thọ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)