Thử nghiệm kiểm soát đối với KSNB chu trình mua hàng thanh toán

Một phần của tài liệu 589 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 42)

1. Tính hiệu lực của KSNB

- Quan sát NPTNB ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng phê duyệt và ghi sổ với các bộ phận liên quan.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và các dấu vết của KSNB trên đó;

- Kiểm tra dấu hiệu của sự hủy bỏ.

2. Tính đầy đủ - Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến NPTNB. Kiểm tra việc đánh số liên tục của các chứng từ mua hàng như đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, chứng từ vận chuyển...

3. Sự phê chuẩn - Phỏng vấn những người có liên quan; - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

4. Chính xác - Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB; - Cộng lại một số chứng từ phát sinh của NPTNB.

5. Tính kịp thời - Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép;

6. Tính đúng kỳ

- Kiểm tra ngày tháng trên chứng từ phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, hóa đơn mua hàng và ngày tháng ghi sổ với ngày phân kỳ. - Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ đối với chứng từ mua hàng như: đơn đặt hàng, đơn kiến nghị mua hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập kho,.

7. Phân loại và trình

bày - Phỏng vấn những người có liên quan để tìm hiểu về quy định phânloại NPTNB trong đơn vị;

- Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán; - Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Khi rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối thiểu hoặc trung bình, tương ứng các thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện một cách đầy đủ hoặc có giới hạn. Trong điều kiện hoạt động kiểm soát của khách hàng không hiệu quả thì sẽ không thực hiện các khảo sát kiểm soát mà đi ngay vào các khảo sát cơ bản.

Học viện Ngân hàng 23 Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3.2. Thủ tục phân tích

Sự biến động của các thông tin tài chính và các tỷ suất tài chính là mối quan tâm ban đầu của kiểm toán viên để xét đoán khả năng rủi ro và đưa ra định hướng cần thiết cho công việc kiểm tra cụ thể hơn. Ngoài việc hỗ trợ cho kiểm tra chi tiết, phân tích còn có thể giúp thay thế chi tiết trong trường hợp tính trọng yếu của khoản mục thấp.

Thủ tục phân tích thường bao gồm phân tích xu hướng (so sánh số dư khoản mục phải trả người bán tại thời điểm cuối năm nay so với năm trước.), phân tích tỷ suất (tỷ suất các khoản phải trả người bán trong cơ cấu nợ phải trả.), phân tích qua hệ số (vòng quay nợ phải trả.), phân tích ước tính cùng với phân tích thông tin phi tài chính (điều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cập trong quản lý và kiểm soát của đơn vị được kiểm toán).

Từ phân tích mối liên hệ và ảnh hưởng của các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính mà xác định rõ ràng sự biến động của những thông tin tài chính phần nào hợp lý và giải thích rõ nguyên nhân. Đối với những thông tin tài chính nào là bất hợp lý, xét đoán về các khả năng chứa đựng sai sót, đây là cơ sở để kiểm toán viên quyết định về việc triển khai các thử nghiệm chi tiết để giải thích sự bất hợp lý đó.

Theo đó, KTV so sánh số dư khoản mục phải trả tại thời điểm cuối niên độ kế toán năm nay so với năm trước để thấy được sự biến động của khoản mục này trong kỳ. Thông thường các khoản NPTNB rất ổn định do quá trình sản xuất kinh doanh của doang nghiệp ổn định. Nếu có chênh lệch thì có thể là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, tăng công suất, giá cả thị trường tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng,. Mọi sự biến động bất thường đều cần được giải thích cụ thể sau khi phỏng vấn khách hàng và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự biến động. Nếu những giải thích từ phía khách hàng không hợp lý, KTV có thể thấy được số dư khoản mục này chứa đựng nhiều rủi ro, tính hợp lý chung không thấy được đảm bảo.

1.2.3.3. Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản

Phương pháp này nhằm mục đích thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh cho mức độ tin cậy của các thông tin kế toán hay các CSDL có liên quan. Các thủ tục thường được thực hiện như sau:

Lập bảng số dư chi tiết các khoản nợ phải trả người bán

Học viện Ngân hàng 24 Khóa luận tốt nghiệp

KTV lập bảng chi tiết số dư từng nhà cung cấp phải trả từ sổ chi tiết theo dõi công NPT theo từng nhà cung cấp. Sau đó, kiểm tra việc cộng dồn ngang dọc số liệu. Đối chiếu số tổng cộng trên bảng chi tiết số dư với số liệu trên sổ cái và Bảng CĐKT. Lập thành bảng tổng hợp số dư chi tiết với số đầu kỳ, cuối kỳ, chênh lệch.

Kiểm toán CSDL “tính hiện hữu” của nghiệp vụ

So sánh các khoản NPTNB theo từng người bán, từng khoản nợ đã được phản ánh trên sổ chi tiết nợ phải trả người bán của doanh nghiệp với các chứng từ gốc như: các hóa đơn, chứng từ thanh toán tiền, hợp đồng mua bán, thuê mượn,...

Đối chiếu với thông báo nợ của nhà cung cấp

KTV tiến hành chọn mẫu các khoản phải trả của nhà cung cấp chủ yếu, số dư lớn hoặc số dư bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0. Từ đó, đối chiếu sổ chi tiết NPT theo từng nhà cung cấp với thông báo nợ của nhà cung cấp xem có khớp với số liệu được ghi nhận không

Gửi thư xác nhận

Việc gửi TXN là một trong những thủ tục nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy nhất. Từ danh sách người bán được cung cấp, KTV tiến hành chọn mẫu để ra được số mẫu cần gửi TXN. Những đối tượng cần gửi TXN đó là đối tượng có số dư lớn, NCC thường xuyên giao dịch và có ảnh hưởng trọng yếu, NCC có số dư bằng 0, các bên liên quan.. ;

Tuy nhiên, công việc này trong thực tế lại không đơn giản và tốn kém thời gian công sức, chi phí để có thể nhận được thư xác nhận. Trong trường hợp không thu được thư xác nhận từ người bán, KTV có thể thực hiện bằng các thủ tục thay thế như sau:

- Kiểm tra tính có thật của người bán như sự tồn tại, tính pháp lý. Nếu người bán có thật, thì có thể thực hiện các kỹ thuật tiếp theo;

- Dựa vào kết quả kiểm toán nghiệp vụ mua hàng, và thanh toán tiền phát sinh, KTV tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìm ra bằng chứng chứng minh chênh lệch nếu có.

- Nhờ ngân hàng xác nhận số tiền trên tài khoản công nợ phải trả người bán. - Kiểm tra đối chiếu số liệu các chứng từ, hóa đơn, số dư tài khoản trong sổ kế toán của doanh nghiệp với bảng kê chứng từ, hóa đơn số dư tài khoản của người bán gửi cho doanh nghiệp và bảng kê đối chiếu số liệu định kỳ với ngân hàng. Kiểm tra lại

Học viện Ngân hàng 25 Khóa luận tốt nghiệp

độ tin cậy của những bảng kê này.

Kiểm tra “tính đầy đủ” của khoản mục NPTNB

Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn cũng như dấu hiệu của quá trình KSNB được để lại trên chứng từ chứng minh nguồn gốc NPTNB và các chứng từ thanh toán NPTNB. Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ mua hàng (liên quan khoản mục hàng tồn kho).

Kiểm tra các khoản thanh toán sau ngày khóa sổ, để: phát hiện chi phí của niên độ hiện tại nhưng chỉ ghi nhận vào niên độ sau khi thanh toán, để có các bằng chứng chứng minh cho tính có thật và đầy đủ của nghiệp vụ.

Kiểm tra đánh giá các khoản mục NPTNB có gốc ngoại tệ

Để thực hiện bước này, KTV phải tính toán số tiền trên các chứng từ, hóa đơn cần kiểm toán, đặc biệt nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ phải được quy đổi theo đúng tỷ giá quy định. Cần đánh giá tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại các thời điểm phải lập BCTC. Cách thức thực hiện: chú ý tỷ giá áp dụng để quy đổi, so sánh với số liệu phản ánh của đơn vị, thực hiện các bút toán điều chỉnh nếu có chênh lệch. Thủ tục này đáp ứng CSDL về tính đánh giá.

Ngoài ra, KTV kiểm tra việc phân loại các khoản NPT, đối tượng phải trả và việc hạch toán đúng kỳ các nghiệp vụ liên quan khoản mục NPTNB.

Kiểm tra các khoản ứng trước cho người bán

Kiểm tra đối với khoản tiền trả trước cho người bán, đối chiếu với số liệu trình bày trên sổ cái, kiểm tra các hóa đơn chứng từ liên quan, xem xét lý do trả trước nhằm đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước cho NCC lớn và xem xét mức độ hoàn thành tại ngày kết thúc kỳ kế toán, xem xét tuổi nợ và các điều khoản thanh toán..

Kiểm toán CSDL “trình bày và thuyết minh”

Sau khi kiểm toán các CSDL trên, KTV có thể kết luận về sự phù hợp giữa số liệu kiểm tra với thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy hợp lý về các khoản NPTNB. Tuy nhiên, để kiểm tra việc trình bày và công khai NPTNB trên BCTC thì KTV phải nắm được quy định và các phương pháp lập chỉ tiêu NPTNB trên BCTC theo chuẩn mực hiện hành và thông lệ chung.

Học viện Ngân hàng 26 Khóa luận tốt nghiệp

1.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành các công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. KTV phụ trách kiểm toán khoản mục phải trả người bán tiến hành lập trang tổng hợp kết quả kiểm toán và giao lại cho trưởng nhóm kiểm toán cùng các giấy tờ làm việc có liên quan để kiểm tra, soát xét. Nội dung của trang tổng hợp bao gồm:

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán: đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán. Nếu mục tiêu không đạt được, cần chỉ rõ khía cạnh nào, cần thu thập thêm bằng chứng gì.;

- Nhận xét của KTV: Việc hạch toán phải trả người bán đã phù hợp với các quy định của chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành và tuân thủ pháp luật nhà nước hay chưa; số dư khoản mục phải trả người bán được trình bày trên BCTC có trung thực, hợp lý không; các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống KSNB ở đơn vị...;

- Giới hạn phạm vi kiểm toán;

- Kiến nghị của KTV về các bút toán điều chỉnh, đề xuất hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: KTV cần xem xét giả định hoạt động liên tục mà doanh nghiệp sử dụng khi lập BCTC đồng thời cần thực hiện đủ các thủ tục nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về việc đã nhận biết toàn bộ các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán và thực hiện các điều chỉnh (nếu có) hoặc thuyết minh trong BCTC.

- Ý kiến của kế toán đơn vị (nếu có): nhất trí hay không nhất trí với các vấn đề liên quan đến khoản mục phải trả người bán mà KTV nêu ra.

- Các vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau

Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục phải trả người bán là căn cứ quan trọng để tổng hợp cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán cuối cùng và phát hành báo cáo tài chính.

Học viện Ngân hàng 27 Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, em đã trình bày những cơ sở lý luận chung về khoản mục nợ phải trả người bán cũng như quy trình kiểm toán đối với khoản mục này trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong suốt quy trình kiểm toán tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Các cơ sở lý luận này sẽ là căn cứ để em có thể tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại khách hàng là công ty TNHH ATZ trong các chương tiếp theo của khóa luận này.

Học viện Ngân hàng 28 Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH KPMG Việt Nam

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

Tên giao dịch quốc tế: KPMG Limited

Tên viết tắt: KPMG Limited

Trụ sở chính: Tầng 46 tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark Tower; tòa nhà 72 tầng; lô E6; đường Phạm Hùng; Mễ Trì; Nam Từ Liêm; Hà Nội.

Số điện thoại: +84 (4) 3946 1600 Số fax: +84 (4) 3946 1601

Email: dpp-vn@kpmg.com.vn

Chi nhánh:

Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh: Tầng 10 ; tòa nhà Sunwah ; 115 Nguyễn Huệ ; quận 1 ; TP.HCM

Điện thoại: +84 (8) 3821 9266 Fax: +84 (8) 3821 9267

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc: Ông Warrick Antony Cleine

Website: http://kpmg.com.vn

Công ty TNHH KPMG Việt Nam là hãng thành viên của mạng lưới các công ty độc lập liên kết với Hiệp hội KPMG International (‘KPMG International’). Các hãng thành viên trong mạng lưới KPMG đều có sự liên kết với công ty KPMG International.

Hoạt động với phương châm: “Biến thông tin, kiến thức về các ngành và các xu hướng kinh doanh thành giá trị”, KPMG hiện nay là một trong bốn công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1987 với sự sát nhập của Peat Marwick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG), ngày nay với mạng lưới 137,000 nhân viên chuyên nghiệp hoạt động trên toàn cầu, các Công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế và luật pháp, tư vấn tài chính, tư vấn rủi ro và các dịch vụ tư vấn khác cho khách hàng tại 144 quốc gia và

Đơn vị 9/30/2019 9/30/2018 9/30/2017

Tổng doanh thu Triệu VND 505,821 481,848 447,469

Học viện Ngân hàng 29 Khóa luận tốt nghiệp

vùng lãnh thổ. Số lượng chủ phần hùn (Partner) của KPMG đã lên đến con số là 7,677 người. Thị phần khách hàng của KPMG chiếm tới 25% trong số những tập đoàn lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của KPMG rất đa dạng, hoạt động trên mọi ngành nghề từ các công ty nội địa, công ty đa quốc gia, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, KPMG đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn tại Châu Á Thái Bình Dương, với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và hoạt động chuyên nghiệp. KPMG cũng là một trong những công ty hàng đầu cung cấp các dịch vụ tài chính tại Hồng Kông, Malaysia,Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Australia, Indonesia, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, KPMG đã được Nhà nước Việt Nam chấp nhận lập văn phòng đại diện từ năm 1992. Năm 1994, Công ty TNHH KPMG Việt Nam được chính thức thành lập theo Giấy phép đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17 tháng 5 năm 1994. Theo đó, Công ty có hình thức công ty 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư ban đầu tại Việt Nam là 1 triệu USD, Giấy phép hoạt động có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép sau đó do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mức vốn đầu tư được tăng lên thành 4.000.000 USD vào tháng 4/1998. Ngoài ra, KPMG còn có văn phòng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và gần đây nhất là Đà Nằng. Vào cuối năm 2019, công ty vừa tổ chức kỷ niệm tròn 25 năm hoạt động và phát triển tại Việt Nam. Hoạt động chính của Công ty là cung cấp các dịch vụ

Một phần của tài liệu 589 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 42)