Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 589 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 85)

Ngoài những ưu điểm cần được phát huy như trên, quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB tại KPMG còn tồn tại một số hạn chế trong việc tổ chức hoạt động kiểm toán như sau

2.4.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, việc đánh giá sơ bộ KSNB còn thực hiện chưa đầy đủ. Một thực trạng dễ thấy là sự hạn chế về thời gian kiểm toán và việc tiến hành kiểm toán là khi kỳ kế toán đã kết thúc. Vì vậy, đôi khi thời điểm KTV thực hiện tìm hiểu, thu thập thông tin về việc đánh giá sơ bộ KSNB thì đơn vị có thể vừa thay đổi chính sách về việc thiết kế KSNB, dẫn tới việc nắm bắt tình hình về KSNB tại đơn vị thiếu tính khách quan.

Nguyên nhân có thể do việc tìm hiểu và cập nhật về KSNB tại đơn vị chưa được thực hiện một cách đầy đủ mà vẫn dựa vào trực quan, xét đoán và các cuộc kiểm toán tiền nhiệm do Công ty ATZ là khách hàng nhiều năm.

Thứ hai, việc xác định mức trọng yếu và rủi ro: Trưởng nhóm kiểm toán là người thực hiện công việc này chủ yếu còn dựa vào tính xét đoán chủ quan, đòi hỏi trưởng nhóm kiểm toán cần có kinh nghiệm chuyên sâu trong kiểm toán, bởi trưởng

Học viện Ngân hàng 64 Khóa luận tốt nghiệp

nhóm kiểm toán Đoàn Vũ Trung K năm nay là năm đầu làm trưởng nhóm kiểm toán khi kiểm toán Công ty ATZ nên sẽ dựa nhiều vào xét đoán của các KTV tiền nhiệm để xác định rủi ro và mức trọng yếu. Ngoài ra nhân sự chủ chốt còn bị áp lực về khối lượng công việc và hạn chế về thời gian nên có thể gây ra việc gián đoạn kiểm toán chung làm giảm uy tín của Công ty với khách hàng.

2.4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, việc đánh giá KSNB được thực hiện còn sơ sài. Việc đánh giá KSNB tại Công ty ATZ khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát chỉ thông qua việc phỏng vấn đơn thuần và dựa vào việc đánh giá về KSNB của các cuộc kiểm toán tiền nhiệm là tốt và đi tới kết luận về KSNB tại khách hàng mà không thực hiện một số thủ tục khác để tìm hiểu và cập nhật hơn về tình hình thiết kế và thực hiện KSNB của đơn vị khách hàng như lập bảng hỏi, lưu đồ. Từ đó, KTV có thể đánh giá chưa chính xác hoàn toàn về tính hữu hiệu trong hoạt động kiểm soát tại đơn vị khách hàng, có thể ảnh hưởng phạm vi và việc thiết kế các thủ tục kiểm soát khi thực hiện thử nghiệm cơ bản có thể làm giảm chất lượng kiểm toán.

Thứ hai, thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục NPTNB chưa được đa dạng. Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV thực hiện rất ít các thủ tục, thủ tục thường được thực hiện nhất là phân tích sự biến động tương đối và tuyệt đối của các tài khoản và tìm nguyên nhân nên chỉ thấy được sự biến động về số dư khoản mục NPTNB của bản thân doanh nghiệp. Việc phân tích như vậy chưa đi sâu tìm hiểu được mối liên hệ trong các doanh nghiệp cùng ngành cùng quy mô (các đối thủ cạnh tranh) hay so với trung bình ngành do KTV không phân tích các chỉ số khác, không thực hiện các kỹ thuật phân tích khác để kết hợp lại và đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu của ngành, của các đối thủ làm giảm đi sự đánh giá về sức cạnh tranh, rủi ro hoạt động..

Nguyên nhân chủ yếu là do việc hạn chế về mặt thời gian kiểm toán, đồng thời do sự đánh giá chủ quan về khách hàng cũ, chưa thực sự chú trọng trong thủ tục phân tích, áp lực thời gian và khối lượng công việc quá lớn.. Ngoài ra, việc sử dụng các chỉ số phân tích không chỉ tính toán đơn thuần mà còn phải đặt trong mối quan hệ so sánh với các công ty cùng ngành có quy mô tương đương hoặc hệ số trung bình ngành. Nhưng ở Việt Nam, việc thống kê hay công bố các chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc trung bình của ngành là không phổ biến, còn ít được công khai, vì

Học viện Ngân hàng 65 Khóa luận tốt nghiệp

vậy còn khó khăn cho KTV trong việc tìm kiếm các thông tin trên để đi sâu trong việc phân tích.

Thứ ba là chọn mẫu kiểm tra. Việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết còn phụ thuộc nhiều và phán đoán bản thân và kinh nghiệm của KTV. Đôi khi chỉ lựa chọn một số NCC có số dư lớn hoặc số dư bất thường mà bỏ qua những NCC có số dư nhỏ có thể chứa đựng sai sót. Do KTV thực hiện nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc xét đoán chọn mẫu có thể dẫn đến những rủi ro trong kiểm toán.

Thứ tư, một số thủ tục kiểm toán còn bị bỏ qua. Thời gian đến kiểm toán tại khách hàng thường rất ngắn, đặc biệt vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 được gọi là “mùa bận” nên để kịp thời gian thì KTV thường bỏ qua một vài thủ tục kiểm toán mà bản thân họ đánh giá là sẽ không chứa đựng sai sót trọng yếu. Tuy sẽ được các KTV thực hiện sau đó nhưng đến thời điểm đó thì thái độ hoài nghi nghề nghiệp bị giảm đi đồng thời việc đánh giá của KTV có thể chưa đủ kinh nghiệm nên có thể bỏ qua những sai sót ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC.

2.4.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thứ nhất, việc nhận xét đánh giá chung còn sơ sài. Việc áp lực về khối lượng công việc và thời gian kiểm toán mà giai đoạn kết thúc không thực hiện cẩn thận, một số thông tin bị bỏ qua không đưa vào bản kết luận trên giấy tờ làm việc khiến thông tin sơ sài và việc kiểm soát lại từ cấp trên sẽ mất nhiều thời gian hiểu rõ hơn.

Thứ hai, các thủ tục bổ sung còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Dù KPMG thực hiện quá trình soát xét rất nghiêm ngặt qua nhiều lần và nhiều cấp bậc soát xét nhưng khi có thắc mắc và trao đổi giữa người thực hiện kiểm toán và người soát xét được yêu cầu bổ sung thủ tục cần thiết thì các thủ tục đó đôi khi chưa được thực hiện nghiêm túc gây kéo dài thời gian kiểm toán. Nguyên nhân có thể do khối lượng công việc của KTV trong “mùa bận” quá lớn, ngoài ra sau khi được soát xét thì không còn ở công ty khách hàng mà đang phụ trách khách hàng khác nên việc thu thập thông tin cho những thủ tục bổ sung từ phía kế toán phần hành lại khó khăn hơn.

Thứ ba, sự chậm chế trong việc phát hành báo cáo. Một thực trạng là số lượng khách hàng mà KPMG cung cấp dịch vụ kiểm toán là rất lớn là có cùng thời hạn phát hành báo cáo gây áp lực về mặt thời gian dẫn tới việc chậm chễ trong việc phát hành BCKiT làm ảnh hưởng tính chuyên nghiệp của Công ty.

Học viện Ngân hàng 66 Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của bài nghiên cứu, em đã tìm hiểu về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại một đơn vị khách hàng cụ thể. Qua đó có thể thấy quy trình kiểm toán của công ty được áp dụng trong thực tế một cách chặt chẽ, từng bước các khẩu tổ chức và giấy tờ làm việc đi kèm cùng những điểm cần lưu ý khi kiểm toán khoản mục NPTNB. Từ đó tìm ra những điểm mạnh cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Phát hiện ra những ưu điểm cần được phát huy và những tồn tại cần được khắc phục và cải thiện trong tương lai, làm cơ sở để em đưa ra những đề xuất về hướng khắc phụp, giải pháp trong chương 3 nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB tại công ty.

Học viện Ngân hàng 67 Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN

BCTC DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 589 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w