Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 589 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 59)

2.2.1.1. Tìm hiểu thông tin về đơn vị và môi trường hoạt động

a/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị

KTV cần tiến hành tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, thông tin kế toán và chu trình kinh doanh, hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng. Trong giai đoạn này, KTV cần đánh giá rủi ro và những khả năng xảy ra sai sót trọng yếu để từ đó đưa ra đánh giá và ước tính sơ bộ về thời gian thực hiện cho hợp lý.

Đối với khoản mục nợ phải trả người bán, KTV cần chú ý tìm hiểu về chu trình mua hàng - thanh toán của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời từ thông tin về HĐKD của khách hàng mà kiểm toán viên bước đầu tìm hiểu khả năng trả nợ, quản lý và theo dõi nợ tại khách hàng. Ngoài ra, KTV cần phỏng vấn và thu thập các văn bản của khách hàng trong chu trình mua hàng. Đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu hệ thống kế toán khoản mục nợ phải trả người bán cũng là công việc đặc biệt quan trọng.

b) Kết quả của hồ sơ kiểm toán chung và các cuộc kiểm toán tiền nhiệm

KTV sẽ có cái nhìn tổng quát trong việc thực hiện kiểm toán và tình hình kinh doanh chung của đơn vị khách hàng thông qua việc xem xét lại kết quả kiểm toán và hồ sơ kiểm toán trước (nếu là khách hàng đã từng kiểm toán) hoặc tham khảo hồ sơ kiểm toán của các khách hàng có cùng lĩnh vực kinh doanh (nếu là khách hàng năm đầu).

2.2.1.2. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Việc phân tích sơ bộ BCTC cung cấp một cái nhìn khái quát nhất cho KTV về vị thế tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm tài chính, đặc biệt hiểu rõ hơn về khoản mục NPTNB. Mặt khác, thủ tục phân tích sơ bộ này chủ yếu được áp dụng như một phương pháp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bằng cách xác định những biến động bất thường để khoanh vùng các khu vực có thể xảy ra sai sót trọng yếu.

Từ đó giúp KTV có những định hướng trong việc xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp trong các công việc sau này.

Chỉ tiêu Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ % chỉ tiêu khi xác định MTY (Đối với doanh nghiệp chưa niêm yết)

Tỷ lệ % chỉ tiêu khi xác định MTY (Đối với doanh nghiệp niêm yết)________

Doanh thu Đơn vị chưa có lãi ổn định

nhưng đã có doanh thu ổn định và doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động.____________

0,5% - 3% 0,5% - 1%

Lợi nhuận

trước thuế Đơn vị có lãi ổn định 5% - 10% 3% - 5%

Tổng tài sản Đơn vị có khả năng bị phá sản,

có lỗ lũy kế lớn so với vốn góp. 0,5% - 3% 0,5% - 1%

Vốn chủ sở

hữu Đơn vị mới thành lập, doanh thu,lợi nhuận chưa có hoặc có nhưng

chưa ổn định._________________

0,5% - 3% 0,5% - 1%

Mức độ rủi ro tổng thể Tỷ lệ % xác định MTY thực hiện

Cao 50%

Học viện Ngân hàng 40 Khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.3. Đánh giá chung về KSNB và rủi ro gian lận

KSNB của một đơn vị có ảnh hưởng lớn tới khả năng phát hiện và ngăn chặn sai phạm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị từ đó việc đánh giá rủi ro kiểm soát của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Việc tìm hiểu KSNB của đơn vị khách hàng thường được thực hiện thông qua việc tìm hiểu về môi trường kiểm soát, các nguyên tắc và hệ thống kế toán.

Từ việc tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị khách hàng, KTV có thể hiểu hơn về cách thiết kế và vận hàng KSNB của khách hàng. Từ đó sẽ có những đánh giá sơ bộ ban đầu về tính hiệu quả và hiệu lực của KSNB đơn vị.

Ngoài ra, khoản mục nợ phải trả người bán có mối quan hệ trực tiếp với chu trình mua hàng - thanh toán của doanh nghiẹp. Do đó để có được những hiểu biết sâu sắc về KSNB của khách hàng thì KTV cần tìm hiểu cách thức xây dựng và chức năng trong chu trình mua hàng - thanh toán

Sơ đồ 2.5. Chu trình mua hàng — thanh toán của doanh nghiệp

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của KPMG)

Từ việc tìm hiểu chu trình mua hàng - thanh toán, KTV cần thực hiện một số thủ tục khác như quan sát, phỏng vấn kế toán các phần hành có liên quan, các cá nhân thực hiện, kiểm tra tài liệu... Từ đó, KTV có thể đánh giá về tính hiệu quả và hiệu lực trong việc thiết kế KSNB tại khách hàng.

2.2.1.4. Xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu tổng thể (M) phụ thuộc vào từng khách hàng cụ thể đồng thời KTV cần có chuyên môn nghề nghiệp, xét đoán dựa trên đặc điểm, ngành nghề của từng đơn vị, những yêu cầu pháp luật và quy định đối với BCTC. Ngoài ra, việc xét đoán tính trọng yếu phải dựa trên những sai sót đã được sửa chữa

Vũ Minh Trang Lớp: K19KTD

Học viện Ngân hàng 41 Khóa luận tốt nghiệp

của cuộc kiểm toán cho năm tài chính ngay trước đó và những sai sót dự kiến của kỳ kế toán này từ đó tính toán mức trọng yếu của toàn bộ Báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tổng thể thường được trưởng nhóm kiểm toán xác định theo công thức :

Mức trọng yếu = Tiêu chí x Tỷ lệ %

Các tiêu chí thường được chọn sao cho phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ % phù hợp theo bảng dưới đây về cách thức xác định mức trọng yếu tổng thể tại KPMG.

Bảng 2.2. Cách xác định mức trọng yếu tổng thể tại KPMG

(Nguồn: Tài liệu nội bộ KAM của KPMG)

Mức trọng yếu thực hiện (PM) sẽ được xác định dựa trên mức trọng yếu tổng thể theo công thức sau

Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể x Tỷ lệ %

Tỷ lệ % được xác định không vượt quá 75% mức trọng yếu thực hiện, bảng dưới đây thể hiện tỷ lệ % được áp dụng dựa trên rủi ro tổng thể.

Trung bình 65%

STT Thủ tục kiểm toán _______toán_______Mục tiêu kiểm I. Thủ tục chung

1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trướcphù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 2

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng tổng hợp với Bảng cân đối phát sinh và Giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (Nếu có)________________

II. Đánh giá kiểm soát nội bộ

1 Kiểm tra các hoạt động kiểm soát về khoảnmục nợ phải trả người bán___________________ Tính hiệu quả củahoạt động KSNB 2

Lập bảng tổng hợp kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống KSNB: Chọn mẫu nghiệp vụ kiểm tra xem đơn vị có đầy đủ quyết định phê duyệt hay

Tính hiệu quả của hoạt động KSNB

(Nguồn: Tài liệu nội bộ KAM của KPMG)

Vũ Minh Trang Lớp: K19KTD

Học viện Ngân hàng 42 Khóa luận tốt nghiệp

Mức sai sót có thể chấp nhận được là giá trị mà những sai sót nhỏ hơn giá trị này thì có thể bỏ qua và không làm ảnh hưởng đến BCTC. Mức sai sót có thể chấp nhận được (AMPT) được xác định bằng 3% - 5% của mức trọng yếu tổng thể.

Mức trọng yếu của khoản mục NPTNB sẽ được phân bổ sẽ được phân bổ sau khi tính toán được mức trọng yếu của toàn bộ BCTC.

2.2.1.5. Lập chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục NPTNB

Sau khi đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động của khách hàng, đại diện nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và lập chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán chứa một bảng chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với từng mục tiêu kiểm toán.

Chương trình kiểm toán đối với khoản mục NPTNB bao gồm nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể tương ứng với những mục tiêu kiểm toán của khoản mục NPTNB, ngoài ra còn chứa những chỉ dẫn về tài liệu liên quan, chu trình mua hàng - thanh toán cho KTV dễ dàng khi thực hiện kiểm toán. Những thủ tục kiểm toán được thiết kế bởi trưởng nhóm dưới sự hỗ trợ của phần mềm Eaudit và được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, cuối cùng là Giám đốc kiểm toán. Chương trình kiểm toán khoản mục NPTNB được trích trong phần mềm kiểm toán Eaudit của KPMG làm cơ sở. Bảng dưới đây thể hiện chương trình kiểm toán chi tiết đối với việc kiểm toán khoản mục NPTNB trong kiểm toán BCTC của KPMG.

không và số liệu có hợp lý, hợp lệ không.

III. Kiểm tra chi tiết

1

Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ cái, tìm hiểu bản chất số dư các khoản phải trả lớn._____

Tính đầy đủ, tính chính xác, tính trình bày__________

2

Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ

- Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết. Xác định nguyên nhân chênh lệch (Nếu có)_____________ - Gửi thư xác nhận lần 2 nếu không nhận được hồi đáp._________________________________ - Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng,..) trong năm. 3 Kiểm tra chi tiết chọn mẫu phát sinh phải trả

nhà cung cấp.

Tính hiện hữu

4

Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản tiền ứng trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với sổ cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước cho nhà cung cấp lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán._____________________

Tình hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác

5

Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ cuối năm. __________________

Tính đúng kỳ

6

Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả, số dư trả trước cho nhà cung cấp có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán, phân loại trình bày trên BCTC và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá._______________________________

Tính đánh giá

7 Kiểm tra việc trình bày và thuyết minh trênBCTC ________ ______________________ Tính trình bày

Vũ Minh Trang Lớp: K19KTD

(Nguôn: Phần mêm kiêm toán Eaudit tại KPMG)

Học viện Ngân hàng 44 Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu 589 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 59)