Tỳ lệ °/ũtrên tiêu chí được chọn (A) 10%
Giá trị ti èu thức được chọn (B) 271-032.116-006
Mức trọng yểu tổng thế (C) = (A)x(B) 27.100.000.000
Tỳ lệ % mức trọng yêu thục hiện/ Mức trọng
yen tong, the (D) 75%
Mức trọng yêu thực hiện (E )={C )x(D) 20300-000-000
Ty lệ ngưỡng chênh lệch CO thébõ qua. SO với
mức trọng yêu tông thê (F) 5%
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên)
Công ty ATZ là một công ty TNHH, không phải doanh nghiệp niêm yết hay có lợi ích công chúng, ngoài ra, doanh nghiệp có doanh thu và có lợi nhuận ổn định trong nhiều năm vì vậy KTV lựa chọn lợi nhuận trước thuế là tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể do đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng BCTC quan tâm. Bằng việc xét đoán chuyên môn của trưởng nhóm kiểm toán và kết quả kiểm toán của các năm trước, KTV xác định rủi ro tổng thể là thấp vì vậy tỷ lệ % để xác định MTY tổng thể, MTY thực hiện và ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua lần lượt là 10%, 75% và 5%
Tài khoản
Diễn giải 31/12/2019 31/12/2018 Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ
Học viện Ngân hàng 51 Khóa luận tốt nghiệp
dựa theo quy định của sổ tay kiểm toán KAM tại KPMG được trình bày tại bảng 2.2 và 2.3.
e) Lập chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục NPTNB cho Công ty ATZ
Tổ chức cuộc kiểm toán
Việc tổ chức kiểm toán bao gồm lập ra nhóm kiểm toán, phân công công việc cho các thành viên và thời gian thực hiện.
Các công việc phân chia kiểm toán các phần hành cụ thể, tìm hiểu về kiểm soát nội bộ.. sẽ được trưởng nhóm kiểm toán phân công tới từng thành viên cấp dưới và có sự phê duyệt của chủ nhiệm kiểm toán và được lập thành bản phân công công việc cũng như thời gian hoàn thành cụ thể phụ thuộc vào thời gian kiểm toán của khách hàng đó. Đối với công ty ATZ, đợt kiểm toán kéo dài từ 06/1/2020 đến 14/01/2020 trong vòng 2 tuần và thời gian ra báo cáo kiểm toán là 30/03/2020. Vì vậy, với khối lượng công việc lớn và thời gian ngắn nên có thể một nhân sự phụ trách nhiều phần hành. Trưởng nhóm cần theo dõi sát sao toàn bộ công việc của cấp thấp hơn qua bảng phân công công việc.
Chương trình kiểm toán chi tiết
Sau khi tìm hiểu về đơn vị khách hàng và thu thập thông tin về khoản mục nợ phải trả người bán từ phòng kế toán, trưởng nhóm kiểm toán nhận thấy rằng cần thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán chi tiết đối với khoản mục NPTNB của KPMG như đã trình bày ở bảng 2.1. Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục NPTNB tại KPMG ngoại trừ thủ tục kiểm tra số dư trả trước cho người bán khi thực hiện kiểm tra chi tiết do Công ty ATZ không phát sinh các khoản ứng trước cho người bán. Từ đó kết luận rằng, chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục NPTNB cho Công ty ATZ sẽ giống với chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục NPTNB tại KPMG ngoại trừ thủ tục kiểm tra số dư các khoản trả trước cho nhà cung cấp.
2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.3.2.1. Đánh giá kiểm soát nội bộ
Các thử nghiệm kiểm soát sẽ được xây dựng dựa trên các quy định về KSNB, các văn bản nội bộ và tùy thuộc và đặc trưng của từng khách hàng và khoản mục. Đối
Vũ Minh Trang Lớp: K19KTD
Học viện Ngân hàng 52 Khóa luận tốt nghiệp
với khoản mục NPTNB, KTV thường thực hiện TNKS đối với cả quy trình mua hàng - thanh toán như :
• Phỏng vấn ban quản lý, bộ phận kế toán như kế toán trưởng và kế toán thực
hiện phần hành như NPTNB nhằm có cái nhìn sâu hơn về hệ thống phần mềm được sử dụng, cách ghi nhận kế toán, việc phê duyệt và luân chuyển chứng từ, các chốt kiểm soát trong chu trình mua hàng - thanh toán (Understanding)
• Kiểm tra xuyên suốt (Walkthrough test) : KTV sẽ chọn ra một mẫu giao dịch
trong việc mua hàng và thực hiện lại quy trình mà khách hàng mô tả và kiểm tra các chốt kiểm soát
Nhìn chung, qua các thủ tục phân tích và đánh giá KSNB tại khách hàng là Công ty ATZ, KTV KPMG Việt Nam đánh giá KSNB tại đơn vị là hiệu quả. Do chu chình mua hàng thanh toán được thiết kế khá đơn giản, đồng thời Công ty ATZ là một khách hàng khá lâu năm của KPMG Việt Nam nên KTV cũng dựa vào những đánh giá là hiệu quả về KSNB của Công ty khách hàng ở các năm trước mà không áp dụng bảng hỏi, lưu đồ để đánh giá về KSNB của năm hiện tại cho khách quan và cập nhật nhất. Vì vậy đây cũng là một hạn chế của công ty. Chi tiết được trình bày trong phụ lục số 01 : Giấy tờ làm việc tìm hiểu về chu trình mua hàng - thanh toán.
2.3.2.2. Thủ tục phân tích