Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 106 - 112)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5. ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC TẠ

4.5.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công

theo ngạch tại các Vụ, Cục, đơn vị; bố trí, sắp xếp lại công chức theo Đề án vị trí việc làm.

4.5.3. Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu đội ngũ công chức

- Xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu và các ứng dụng, các tài liệu thiết kế, mô tả kỹ thuật, quy trình quản lý kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng trong cơ quan về quản lý công chức.

- Lưu giữ đầy đủ và thường xuyên cập nhật các thông tin hồ sơ đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ.

4.5.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức công chức

- Xây dựng bộ các câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với từng môn thi theo hướng gắn với yêu cầu về trình độ và năng lực của Vụ, Cục, đơn vị tuyển dụng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài.

4.5.5. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, gắn công tác tuyển dụng với tinh giản biên chế

- Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm, cơ cấu công chức và tiêu chuẩn chức danh, tổ chức rà soát, đánh giá năng lực đội ngũ công chức để tinh giản biên chế, đưa ra khỏi biên chế những trường hợp năng lực, phẩm chất, sức khỏe yếu, hiệu quả, chất lượng công tác không đạt yêu cầu.

- Thực hiện nguyên tắc số công chức được tuyển dụng mới không quá 50% số công chức đã ra khỏi biên chế, 50% số biên chế còn lại để bổ sung cho những lĩnh vực cần tăng.

4.5.6. Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ

- Quy định chế độ tiến cử, giới thiệu những người có tài năng để tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong hoạt động công vụ tại Văn phòng Chính phủ.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm công chức để chọn người có phẩm chất tốt và năng lực giỏi bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp tình hình thực tế của Vụ, Cục, đơn vị.

- Lựa chọn và tiến cử một số công chức có năng lực, phẩm chất tốt, có triển vọng phát triển đưa đi đào tạo, luân chuyển vào vị trí công tác tại các Bộ, ngành, địa phương, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài cho các Bộ, ngành, địa phương nói chung, Văn phòng Chính phủ nói riêng.

- Quy định các chính sách thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ tại Văn phòng Chính phủ.

4.5.7. Chú trọng, nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động công vụ để duy trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ

- Quy định chế độ sát hạch bắt buộc đối với công chức lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Quy định chế độ trách nhiệm gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với công chức trong hoạt động công vụ.

- Quy định chế độ miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, bộ mặt của xã hội đã có những thay đổi đáng kể. Một trong những tiền đề để tạo ra sự thành công đó là Đảng ta đã đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Tuy nhiên với thực trạng bất cập của đội ngũ CBCC hiện nay ở tất các các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách. Vấn đề đó cũng đang trở thành cấp thiết đối với đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ. Năng lực đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Văn phòng Chính phủ có vị trí quan trọng, là cơ quan ngang bộ, giúp việc trực tiếp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có chức năng là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; tham mưu tổng hợp giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Chính phủ quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Với đặc thù công việc, những người làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách tại Văn phòng Chính phủ cần có tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn giỏi, năng lực cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới.

2. Đa số công chức nghiên cứu tại Văn phòng Chính phủ là những người có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có thái độ chính trị rõ ràng và có phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là những công chức làm công tác tham mưu, tổng hợp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ còn có những hạn chế nhất định như về nhận thức, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng với các yêu cầu mới. Nguyên nhân cơ bản của các hạn chế đó là: Thứ nhất, công tác tuyển dụng và sử dụng chưa được nghiêm ngặt và khách quan. Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa sát so với thực tế công việc. Thứ ba, do việc sử dụng cán bộ còn chưa hợp lý nên đôi khi chưa phát huy được khả năng thực sự của các chuyên viên, điều này ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công việc. Vì vậy cần có những giải pháp về nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao.

3. Để nâng cao năng lực đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trên.

Để thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trước hết, cần có sự quan tâm của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị; thứ hai, cần có nguồn lực tài chính được cân đối, sử dụng có lựa chọn và ưu tiên đúng mức; thứ ba, mỗi công chức làm việc tại Văn phòng Chính phủ cần được quán triệt và tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, tự đánh giá đúng khả năng bản thân, để từng bước đề xuất hoàn thiện cho bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ, 2012. Luật công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà

Nội: Nhà xuất bản Lao động.

2. Bộ Nội vụ, 2012. Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một

số nước trên thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

3. Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu 2009. Luật Hành chính Việt Nam. Hà

Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Quyết định số 414/TCCP-VC ngày

29/5/1993 về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính. Hà Nội. Tháng 5 năm 1993.

5. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Nghị định số 74/2012/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ .

6. Văn phòng Chính phủ, 2013. Sổ tay công tác Văn phòng Chính phủ. Hà

Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

7. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ rõ một nhiệm vụ cụ thể là “đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực”.

8. Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003, phê duyệt Kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010.

9. Ngô Thành Can, 2001. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trước

thiên niên kỷ mới. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3.

10. Ngô Thành Can, 2002. Công tác kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức

11. Mai Quốc Chánh, 1999. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia.

12. Trần Kim Dung, 2000. Quản trị nguồn nhân lực. Thành phố Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Trọng Điều, 2006. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên

chức đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tạp chí Cộng Sản, Số 13.

14. Phan Vĩnh Điển, 2006. Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực hành

chính của Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam.

15. Tô Tử Hạ, 2003. Một số giải pháp để xây dựng đội ngũ công chức hành

chính hiện nay. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 5.

16. Phạm Minh Hạc, 2011. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước. Hà Nội: Báo Nhân dân, ngày 7/6/2011.

27. Nguyễn Hải, 2005. Đào tạo, luân chuyển, quy hoạch cán bộ lãnh đạo,

quản lý và công tác tổ chức, kiểm tra đảng viên. Hà Nội: Nhà xuất bản

Lao động - xã hội.

18. Đào Thanh Hải và Minh Tiến, 2005. Xây dựng và phát triển đội ngũ công

chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động

xã hội.

19. Hội đồng tuyển tập, 1995. Các Mác và Ăngghen toàn tập. Hà Nội: Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia.

20. Hội đồng tuyển tập, 1999. Hồ Chí Minh toàn tập, 1995. Hà Nội: Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia.

22. Phạm Thành Nghi và Vũ Hoàng Ngân, 2004. Quản lý nguồn nhân lực ở

Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa

học xã hội.

23. Thang Văn Phúc, 2003. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức

công chức trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước. Tạp chí Cộng

Sản, số 09.

24. Văn phòng Chính phủ, 1999. Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-1998. Hà

Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

25. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, 2003. Luận cứ khoa

học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)