Công tác tuyển dụng, tiếp nhận và luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN

3.2.4 Công tác tuyển dụng, tiếp nhận và luân chuyển

3.2.4.1 Công tác tuyển dụng, tiếp nhận

Thực hiện Pháp lệnh công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về chế độ công chức dự bị, Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước, Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP. Tại Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có các Quyết định số 1097/QĐ-VPCP ngày 01 tháng 6 năm 2005 và Quyết định số 1199/QĐ-VPCP ngày 18 tháng 9 năm 2008 về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng Chính phủ. Theo đó, công tác tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua các hình thức: thi tuyển vào công chức dự bị đối với người mới tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo; thi tuyển công chức đối với những người đã có kinh nghiệm công tác trên 03 năm tại các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp..; xét tuyển đối với các trường hợp công tác tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng các dân tộc thiểu số...; theo yêu cầu nhiệm vụ, có thể tiếp nhận, điều động những người đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp vào các vị trí có thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc; thực hiện giải

pháp điều động, luân chuyển vị trí công việc trong cùng khối (khối nghiên cứu và khối phục vụ) nhằm đáp ứng với yêu cầu, tính chất công việc và khả năng, trình độ của từng công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ.

Để góp phần nâng cao chất lượng công chức được tuyển dụng, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 969/QĐ-VPCP ngày 14/8/2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về Quy chế bổ nhiệm Hàm cấp Vụ tại Văn phòng Chính phủ, đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng về mục đích, nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng và quy trình thực hiện, theo đó, công chức các bộ, ngành, địa phương về Văn phòng Chính phủ, được bảo đảm về quyền lợi tương đương so với đơn vị cũ (được bổ nhiệm Hàm cấp Vụ và tương đương). Bước đầu, các quy chế đã phát huy tác dụng trong việc thực hiện chế độ chính sách nhằm thu hút cán bộ có năng lực kinh nghiệm công tác từ các bộ, ngành địa phương về làm việc tại Văn phòng Chính phủ.

Tổ chức triển khai thực hiện mô tả vị trí công việc trong phạm vi toàn Cơ quan theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật liên quan. Đây là lần đầu tiên Văn phòng Chính phủ tiến hành việc mô tả vị trí công việc một cách khoa học, chi tiết; sau khi hoàn thành mô tả vị trí công việc sẽ tạo cơ sở, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có năng lực và hiệu quả cao.

Nhìn chung, các văn bản quy định về tuyển dụng công chức tương đối đầy đủ, là cơ sở pháp lý thực hiện tuyển dụng như: thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận không qua thi tuyển.., theo đó đã quy định rõ về cách thức tuyển dụng đối với từng loại đối tượng. Tuy nhiên chưa có cơ chế đặc thù đối với các cơ quan làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Đảng và Nhà nước (trong đó có Văn phòng Chính phủ), như: bổ nhiệm chức vụ cao hơn hoặc áp dụng chế độ chính sách tốt hơn vị trí công tác cũ để công chức sẵn sàng chuyển công tác về Văn phòng Chính phủ khi có yêu cầu.

Số công chức, được tuyển dụng đều được thực hiện theo đúng Quy chế tuyển dụng của cơ quan; bám sát yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện và vị trí công tác để lựa chọn cán bộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan; bảo đảm nguyên tắc công khai minh bạch trong công tác tuyển dụng cán bộ; bước đầu thực hiện nguyên tắc cạnh tranh (chọn người tiêu biểu trong số người đăng ký tuyển chọn cho mỗi vị trí công tác). Thực hiện Quyết định 75-QĐ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2000, nay là Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị, trong việc tuyển chọn cán bộ công chức vào cơ quan kể cả hợp đồng lao động, trước khi tiếp nhận, Vụ Tổ chức cán bộ đều phối hợp cơ quan An ninh Bộ Công an và trực tiếp xác minh, do vậy đều đảm bảo phẩm chất chính trị và năng lực công tác.

* Những tồn tại, hạn chế

- Nghị định số 33/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 và nay là Nghị định số 74/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ cho phép Văn phòng Chính phủ được đề xuất lựa chọn các công chức giỏi từ các bộ, ngành về công tác tại các vụ, cục, đơn vị trực thuộc.., tuy nhiên việc áp dụng các chế định này còn hạn chế, trong thực tế cũng chưa có trường hợp tuyển dụng nào do Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn đích danh, chủ yếu vẫn do các bộ, ngành giới thiệu (cán bộ thực sự giỏi thì Bộ, ngành giữ), hoặc các ứng viên nộp đơn xin về Văn phòng Chính phủ.

- Quy chế bổ nhiệm Hàm cấp Vụ bước đầu đã phát huy tác dụng, thu hút được số lượng nhất định công chức đang giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý từ các bộ, ngành về Văn phòng Chính phủ, tuy nhiên số lượng này chưa được nhiều và cũng chưa tuyển dụng được nhiều chuyên gia giỏi.

- Một số vấn đề cụ thể như: việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn công chức chưa phổ biến; chưa chủ động tìm kiếm, lựa chọn những công chức có trình độ, năng lực thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, để bổ sung cho đội ngũ còn thiếu hoặc còn yếu; chưa dành một tỷ lệ nhất định đối với sinh viên học giỏi, xuất sắc từ các nhà trường, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để bổ sung cho các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ.

* Nguyên nhân

- Chưa xây dựng được điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể dựa trên mô tả công việc cho từng vị trí tuyển dụng, theo đó cần xác định tuyển dụng về các đơn vị nghiên cứu phải là các chuyên gia giỏi.

- Chưa có cơ chế đặc thù để thu hút nhân tài; chưa có quy chế luân chuyển công chức giữa bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ.

- Việc tuyển dụng công chức theo quy định cũ gắn với chỉ tiêu biên chế và có xu hướng nặng về văn bằng chứng chỉ, chưa chú trọng đến năng lực thực tiễn của công chức.

- Việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển chủ yếu là áp dụng cho đối tượng tuyển dụng mới, chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút tài năng; chưa chú trọng các môn thi về kỹ năng, nghiệp vụ, chưa nâng cao tính cạnh tranh để tuyển dụng người giỏi chuyên môn nghiệp vụ vào các vị trí việc làm.

3.2.4.2. Về công tác luân chuyển công chức

Sau khi có Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đã yêu cầu các Đảng bộ, Chi bộ, Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc để tổ chức quán triệt tới cán bộ đảng viên về mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc và các giải pháp thực hiện công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Chủ trương của Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ là quan tâm, tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có công tác luân chuyển cán bộ. Luân chuyển cán bộ giúp cán bộ trưởng thành nhanh và toàn diện hơn thông qua thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cán bộ của cơ quan trong từng thời kỳ.

Tổng số cán bộ Văn phòng Chính phủ luân chuyển đi địa phương trong thời gian qua là 03 đồng chí và sắp tới sẽ thực hiện quy trình thủ tục luân chuyển cho 02 đồng chí.

- Ngoài các đồng chí luân chuyển đi các địa phương, cơ quan, có một số trường hợp thực hiện luân chuyển, điều động trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

- Lãnh đạo, Đảng ủy và công chức Văn phòng Chính phủ đã nhận thức đúng đắn tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị; quan tâm tới công tác luân chuyển cán bộ, mà tiền đề là thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, xác định quy hoạch cán bộ là cơ sở để thực hiện luân chuyển cán bộ; có ý thức bồi dưỡng phục vụ việc lựa chọn cán bộ đi luân chuyển, chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ quan.

- Đã thực hiện luân chuyển đi địa phương đối với một số đồng chí cán bộ chủ chốt. Những cán bộ Văn phòng Chính phủ được cử đi luân chuyển đều là các đồng chí có trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác, do đó đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương nơi luân chuyển đến, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

- Nắm thông tin tình hình về cán bộ đi luân chuyển và có sự phối hợp nhất định với địa phương để tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ được giao.

* Hạn chế

những đồng chí đã qua kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương, Bộ, ngành; tuy nhiên thực tế số lượng cán bộ đi luân chuyển địa phương, Bộ, ngành của Văn phòng Chính phủ thời gian qua còn ít.

- Việc xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ còn thiếu chủ động; việc triển khai chưa có quyết tâm cao; luân chuyển còn chưa căn cứ vào quy hoạch.

- Công tác luân chuyển cán bộ trong nội bộ cơ quan chưa được quan tâm đúng mức.

* Nguyên nhân

- Theo quy định của Trung ương, đối tượng luân chuyển ở các Bộ, ngành còn hạn chế, chủ yếu là các đồng chí Thứ trưởng tuổi dưới 50, Vụ trưởng tuổi dưới 45, đi luân chuyển để giữ các chức vụ chủ chốt ở địa phương (Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh), nên số lượng cán bộ đủ điều kiện đi luân chuyển còn ít. Việc luân chuyển nhiều khi còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng tiếp nhận của địa phương, nên có khó khăn nhất định.

- Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu, tổng hợp, mỗi chuyên viên là 1 chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn được giao, nên việc luân chuyển trong nội bộ có khó khăn.

- Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về công tác luân chuyển còn những điểm chưa cụ thể, chưa hình thành một quy trình chuẩn về luân chuyển để tạo điều kiện cho các cơ quan thực hiện thống nhất, bài bản.

- Quy định hiện nay chưa đề cập nhiều đến việc luân chuyển giữa các Bộ, ngành; chưa đề cập đến luân chuyển cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, mới đề cập đến luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; trong khi đối với cơ quan như Văn phòng Chính phủ, nhu cầu luân chuyển cán bộ chuyên môn đi các Bộ, ngành để tích lũy kinh nghiệm là rất cần thiết.

- Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển, sự “bảo đảm” về việc phát triển đối với cán bộ hoàn thành nhiệm vụ sau luân chuyển chưa được quy chế hóa, nên chưa thực sự động viên khuyến khích cán bộ đi luân chuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)